Lời Giới Thiệu - 24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới (The Master Key System)

24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới(The Master Key System)





Cuốn sách “24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới” bắt đầu được phát hành từ 1912 và ngay lập tức lượng phát hành lên tới trên 200 nghìn bản. Nhưng trong suốt 70 năm sau, rất nhiều người Mỹ muốn tìm đọc nó nhưng hoài công vô ích. Tại sao vậy ?

Mãi sau này, bí mật trên được hé lộ. Một số ông chủ doanh thương tư bản Mỹ đột nhiên làm ăn phát đạt nhờ đọc quyển sách này. Họ không muốn người khác cũng được học và làm theo “24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới” này nữa. Bằng mọi biện pháp, cuối cùng họ đã thành công trong việc mua đứt bản quyền xuất bản, đồng thời vận động giáo hội ngăn chặn không để cho cuốn sách này tiếp tục được xuất bản. Thế là những điều thần kỳ trong cuốn sách quý giá này đã bị dìm vào bóng tối suốt 70 năm ròng.

Vậy cuốn sách này có gì đặc biệt? Giáo sư Charles E. Haanel – tác giả đã đưa ra một phương pháp, khai thác tiềm năng của từng cá nhân rất hoàn chỉnh, giúp bạn đọc nắm được những nguyên tắc cơ bản dẫn tới thành công trên đường đời. Đồng thời, ông đã dựa vào những kinh nghiệm thực tế của bản thân, đúc kết lại thành những nguyên tắc khả thi có tính kinh điển, có thể áp dụng vào kinh doanh và mọi mặt của cuộc sống.

Nhà đại Doanh Nghiệp Henry Ford từng nói : “Bất kỳ ai cứ hễ làm được một việc hữu ích đều nhận được một khoản thù lao. Khoản thù lao đó chính là kinh nghiệm mà họ thu được qua việc làm đó. Kinh nghiệm chính là khoản thù lao có giá trị lớn nhất vậy”. Cuốn sách này thực chất là một bản đúc kết kinh nghiệm, nó chính là “Khoản thù lao lớn nhất” ( Theo cách nói của Henry Ford ).

Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ hiểu rõ tại sao nhiều ông chủ trở thành các triệu phú, tỷ phú nhanh chóng nhờ vào những kinh nghiệm chỉ dẫn quý giá của sách. Điều thần kỳ vĩ đại nhất cũng đến với bạn khi áp dụng các kinh nghiệm đó vào công việc làm ăn, kinh doanh của mình, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra những kết quả kỳ diệu, hiếm có ấy.

Thông thường, chúng ta hay bị truyền thống cũ ràng buộc, dễ bị ảnh hưởng từ hoàn cảnh bên ngoài, thậm chí mọi người coi nhân tố bên ngoài quyết định sự thành bại. Ở đây, tác giả đã bác bỏ điều đó và sẽ hướng dẫn cho bạn biết cách tự khống chế số phận mình.

Cuốn sách “24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới (dành cho ông chủ)” không phải là một thứ sách giáo khoa khô khan, vô vị, nhạt nhẻo. Nó có một sức mạnh kỳ diệu, có thể biến một người dân thường thành một nhà triệu phú!

Thực ra ban đầu, Giáo sư Charles E.Haanel đúc kết kinh nghiệm thành 24 bài học là theo yêu cầu của hiệp hội doanh thương Hoa Kỳ. Nhưng tác dụng vĩ đại của nó lại khiến chính họ tìm mọi cách hạn chế số người biết đến nó. Sau khi sách được xuất bản một thời gian, giáo hội Mỹ đã đưa ra biện pháp cấm lưu hành. Dù vậy, những bản sao của nó cũng lén lút truyền tay nhau đọc.

Năm 1982, dư luận nước Mỹ lại một lần nữa xôn xao đòi xuất bản lại cuốn sách khi biết tin tỷ phú Bill Gates sau khi đọc cuốn sách này, đã bỏ học ở đại học Harvard danh tiếng, đi theo một con đường mới. Từ đó ông trở thành một nhà đại doanh nghiệp vĩ đại nhất của thế giới ngày nay.

Vì sao cuốn sách lại trở nên thần kỳ như vậy? Có lẽ lời giải được sáng tỏ dần khi ta nghiền ngẫm từng câu thần chú trong các trang sách này.




Nhóm DSC
Wikipedia: The Master Key System

----------------------------------o0o-----------------------------------
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Lời tác giả Charles F. Haanel về 24 Bài Học Thần Kỳ


Con người sinh ra đều bình đẳng, đó là quan niệm được đa số người tin theo. Thực tế trong cuộc sống, con người đâu có được bình đẳng, tuy đều do cha mẹ sinh ra, cấu tạo cơ thể đại thể giống nhau nhưng tư tưởng ý thức lại khác nhau rất xa. Sự khác biệt này do bên ngoài nhìn không rõ nhưng chính nó là nhân tố quyết định thành bại, giàu nghèo, sang hèn, giỏi kém của người đời.

Trong cuộc sống người bị thất bại thường luôn miệng than phiền số phận hẩm hiu, thiếu may mắn! không giống như các nhà triệu phú và cho đó là họ có số giàu có. Thực tế, sự khác biệt giữa người bình thường với người thành đạt chính là do tư tưởng và tinh thần quyết định tức là tâm trí quyết định.

Trên đường đời, bạn có thể vượt qua được trở ngại khó khăn không phải do tâm trí quyết định. Tư tưởng con người vốn có sức sáng tạo vô cùng to lớn, tác dụng của nó hết sức phi thường.

Mọi vật, mọi việc diễn ra trên thế giới không phải là lộn xộn, lung tung mà đều có quy luật nhất định. Thế giới tinh thần của con người cũng có quy luật riêng, giống như thế giới vật chất vậy. Chính các quy luật đang khống chế thế giới đạo đức và thế giới tinh thần của chúng ta.

Các bạn nên nhớ kỹ, chính tư tưởng của chúng ta mới là nguồn năng lực và sức mạnh. Chỉ dựa vào ngoại viện, chúng ta sẽ trở thành một kẻ yếu đuối. bạn nên trở thành một kẻ mạnh để giúp đỡ người khác, không nên là một kẻ yếu hèn chỉ biết tiếp nhận sự giúp đở của kẻ mạnh.

“Trồng cây nào ăn quả đó” quy luật tự nhiên này cũng thích hợp với bộ não con người. Đầu óc nghĩ nhiều đến những chuyện khó khăn, tiêu cực sẽ là những nhân tố đưa bạn đến chỗ bị thất bại.

Trong xã hội ngày nay, khoa học được ứng dụng vào mọi lĩnh vực, con người không ai dám coi thường quy luật nhân quả, ai cũng hiểu rõ cái đạo lý “nhân” sinh ra “quả”. Muốn thực hiện được chí hướng và nguyện vọng của mình, chúng ta cần nỗ lực tạo ra những điều kiện cần thiết.

Quy luật thường không được bộc lộ rõ ràng nó ẩn mình trong nhiều biểu tượng và giả tượng khác nhau. Chúng ta phải nghiên cứu, so sánh rất nhiều sự việc riêng lẻ để tìm ra những nét chung, từ đó mới phát hiện được quy luật. Đó là phương pháp “suy lý quy nạp”.

Suy lý quy nạp là phương pháp khoa học nhất. Mọi sự việc như đất nước hưng thịnh, học thuật phát triển, tuổi thọ kéo dài… đều là những kết quả bắt nguồn từ phương pháp này.

Điều tôi bức xúc muốn làm là giúp các bạn nhận ra cơ hội, tăng cường năng lực suy lý kiên định ý chí, có được trí tuệ trong sự lựa chọn, có tinh thần chủ động tiến tới, kiên nhẫn dẻo dai và giúp các bạn biết cách tận hưởng một cuộc sống có chất lượng cao!

Tôi đâu phải là một đạo sĩ, một nhà thôi miên và cũng chẳng phải là một bậc thầy phù thuỷ. Mục đích của cuốn sách này không phải là dùng pháp thuật làm mê muội lòng người, mà để hướng dẫn cho các bạn biết cách sử dụng năng lượng tinh thần của bản thân mình. Tôi tin vào cái đạo lý “trồng cây sẽ có ngày được ăn quả”, rất mong muốn cùng bạn đọc nghiên cứu và thực hành chân lý đó. Tôi tin rằng, nếu các bạn ra sức khai thác nguồn năng lượng tinh thần của mình, nhất định sẽ không bị nó phụ bạc.

Có được năng lượng tinh thần, tức là các bạn đã cảm nhận được những quy tắc cơ bản của giới tự nhiên, hòa hợp thành một thể thống nhất với giới tự nhiên vĩ đại. Điều đó cũng có nghĩa các bạn sẽ có một nguồn sức mạnh dồi dào không bao giờ cạn kiệt. Có được năng lượng tinh thần, các bạn đã trở thành một khối nam châm đồ sộ cuốn hút người khác, được mọi người hâm mộ, vây quanh.

“Hãy làm giàu thêm cảm nhận của bạn về sinh mệnh, hãy khống chế chắc bản thân, chăm lo bảo vệ sức khỏe, tăng cường khả năng ghi nhớ, nâng cao khả năng quan sát, hãy nhìn thẳng vào cơ hội và khó khăn. Tất cả những điều đó có thể làm thay đổi số phận hàng triệu người trên hành tinh này.”

Năng lực quan sát có thể giúp bạn nhìn rõ bản chất của sự việc, khắc phục được các hiện tượng do dự, hoài nghi, u uất, lo sợ. Cuốn sách này sẽ giúp các bạn bồi dưỡng năng lực quan sát, tăng cường tính độc lập, nâng cao được tầm nhìn xa.

“Coi trọng và tiếp thu sử dụng các nguyên tắc chính xác là điều quan trọng bậc nhất”, đó chính là một câu danh ngôn của chủ tịch tập đoàn gang thép Albert Gali (Mỹ) và nó cũng là một pháp bảo giúp ông thành đạt!

Mục đích của cuốn sách này không phải chỉ là hướng dẫn cho bạn đọc biết được các nguyên tắc chính xác, cũng không phải là một thứ sách giáo khoa giảng dạy người học. Bởi loại sách đó đã quá nhiều, mà nó còn muốn giúp bạn đọc biết cách thực hành các nguyên tắc đó. Nó cho các bạn biết: Một số khá đông suốt ngày vùi đầu vào sách vở, chăm chú nghe thầy giảng bài nhưng rồi suốt đời chẳng làm nên trò trống gì. Đó là vì các nguyên tắc trên sách vở là vô dụng, phải vận dụng được nó vào cuộc sống mới có giá trị. Cách học thông minh nhất là phải vận dụng các nguyên tắc trên sách vở vào cuộc sống.

Mọi việc trên đời này đều đang biến đổi, đang vận động. Các quan niệm tư tưởng của con người cũng không ngừng biến động. Thế giới sinh vật, thế giới khoáng vật đều đang biến động. Người da đen hay da trắng, người giàu hay nghèo, giáo dân đạo này và đạo khác, giới thượng lưu hay giới lao động thấp kém, tất cả đều đang biến đổi, đang làm cách mạng, đang thay đổi các quan niệm tư tưởng của mình.

Ngày nay, khoa học phát triển rầm rộ, phát hiện ra vô số tài nguyên, vô số khả năng và lực lượng mới. Các nhà khoa học ngày càng khó khẳng định thật chắc chắn một lý luận nào đó mà cũng rất khó phủ định một luận đề xem ra có vẻ rất vô lý!

Thế kỷ XX là một thời kỳ hết sức huy hoàng trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ XXI sẽ còn sáng tạo ra những kỳ tích mới, sức mạnh tinh thần và sức mạnh tâm linh, có những bước tiến bộ vĩ đại. Từ phân tử đến nguyên tử, từ nguyên tử tới lượng tử, mọi thực thể hữu hình trên thế giới đều đã được con người “vi hóa” (làm nhỏ) đến cực điểm. Do đó, công việc tiếp theo của chúng ta là phải “vi hóa” tinh thần, tìm ra “lượng tử” của tinh thần.

Lực lượng mạnh nhất trong giới đại tự nhiên là gì? Là một thứ lực lượng vô hình. Theo đạo lý đó lực lượng mạnh nhất của con người là lực lượng tinh thần. nó cũng là một thứ lực lượng vô hình không được xem thường. Tư duy là phương thức hoạt động duy nhất của tinh thần, quan niệm là sản phẩm duy nhất của hoạt động tư duy. Sức mạnh tinh thần được thể hiện qua con đường duy nhất – hoạt động tư duy.

Sự biến động của sự đời chẳng qua chỉ là công việc của tinh thần. Suy lý, xét đoán là một quá trình của tinh thần. Quan niệm là do tinh thần thai nghén. Nêu vấn đề thực chất là logic học – ngọn đèn pha chiếu sáng của tinh thần. Khi chúng ta suy nghĩ về một chủ đề nào đó, tổ chức cơ thể con người sẽ có biến động. Đó là vì sự suy nghĩ tất sẽ gây ra phản ứng vật chất trong cơ thể, ví dụ như đại não, thần kinh, cơ bắp chẳng hạn.

Khi người ta lột bỏ được cái cũ, cái mới sẽ xuất hiện. Đó chính là quá trình đi từ thất bại đến thành công, một sự tái sinh trong tinh thần. Vì vậy, sinh mệnh sẽ có ý nghĩa mới, niềm vui mới, hy vọng mới.

Trước đây bạn mò mẫm trong bóng tối u ám, nhưng nay bạn nhìn thấy cơ hội thành công và sẽ phát hiện ra một khả năng mới. Bạn suy nghĩ nhiều về thành công và niềm vui đó sẽ bức xạ sang người khác, tự nhiên họ trợ giúp bạn tiến lên đỉnh cao hơn.

Nếu đẩy lùi lịch sử lại 1000 năm, chúng ta sẽ thấy loài người thời đó yếu đuối biết bao nhiêu. Có lẽ chỉ cần một khẩu súng máy bạn đã có thể đánh tan một đội quân lớn chỉ có giáo mác. Vì vậy, muốn giành được ưu thế vượt bậc, bạn cần tin rằng và chuẩn bị thật tốt từ trước – có một thế giới hoàn toàn mới xuất hiện.

Charles F. Haanel
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bức thư của Napoleon Hill gửi Tác giả 24 Bài học thần kỳ Charles F.Haanel

Như chúng ta đã được biết, Napoleon Hill được biết đến qua tác phẩm kinh điển được xuất bản năm 1936 tại Mỹ: "THINK AND GROW RICH" - được dịch sang tiếng việc với nhiều tên gọi khác nhau: "Cách nghĩ để thành công", "13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu", "Nghĩ giàu làm giàu",...


Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 1: THẾ GIỚI NỘI TÂM, SỨC MẠNH KHỔNG LỒ

LESSON ONE

Chúng ta bắt đầu học từ bài số 1. Học xong bài này, sinh mệnh của các bạn sẽ tràng đầy sức mạnh, phương thức sinh hoạt sẽ càng thêm lành mạnh, các bạn sẽ cảm thấy cuộc sống càng hạnh phúc hơn! Điều đáng chú ý là bạn không cần đi tìm kiếm sức mạnh đó, vì nó đã có sẵn trong người bạn rồi, chỉ có điều, bạn chưa biết đến nó, chưa biết vận dụng nó mà thôi.

Bài học này sẽ giúp các bạn nhận thức được thứ năng lượng này, nắm được nó, kết hợp nó với sinh mệnh thành một thể thống nhất. Sau đó, biến nó thành một bộ phận trong sinh mệnh của các bạn, nhờ đó các bạn sẽ chinh phục được mọi khó khăn trên đường đời. Sức mạnh to lớn của nhân loại là năng lượng tinh thần nằm trong tiềm thức.

Đời người là hôm qua, hôm nay và ngày mai hợp thành. Chúng ta bước tự hôm qua đến, dùng hành động trong hôm nay để đốt sáng niềm hy vọng, chắp cánh cho mơ ước ngày mai. Quan trọng nhất là ngày hôm nay nhưng cũng không được quên thể hội và cảm nhận ngày hôm qua, vì chúng là tiền đề để chúng ta lựa chọn trong hôm nay. Bây giờ các bạn hãy cố gắng cảm nhận nhân sinh, thế giới là muôn màu, sinh mệnh là tươi đẹp. Cảnh tượng tốt đẹp đó chỉ dành cho những ai chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận nó mà không dành cho những ai thờ ơ bỏ qua nó.

Mỗi ngày đều là ngày mai và cũng đều là ngày hôm nay và rồi cũng sẽ trở thành ngày hôm qua. Mong các bạn nắm chắc và cảm nhận đầy đủ được ngày hôm nay và như thế, các bạn sẽ được chào đón một ngày mai tươi sáng. Thế nhé, chúng ta hãy bắt đầu vào nội đung bài học số 1.



1. Có rất nhiều thực tế chứng minh rằng, đối với bất kỳ việc gì, chuẩn bị càng tốt thành công sẽ đến càng gần, chuẩn bị càng ít, thành công càng xa.

2. Tư duy của nhân loại là một thứ năng lượng sôi động nhất, có tính sáng tạo cao nhất. Hoàn cảnh khách quan và mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều là sự phản ánh của tư duy chủ quan vào thế giới khách quan.

3. Mỗi sự lựa chọn của chúng ta không phải là một việc làm ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ tư duy đã có sẵn trong đầu óc chúng ta.

4. Tư tưởng chủ đạo hành động. Về một mức độ nào đó, tư duy và phương thức tư duy của mỗi người sẽ quyết định hiện trạng và tương lai của họ.

5. Chúng ta thường coi nhẹ năng lượng tiềm tàng của mình. Để nhận thức lại mình, trước hết chúng ta cần chú ý đến sự tồn tại của năng lượng đó. Mọi cái đều bắt nguồn từ thế giới nội tâm.

6. Thế giới nội tâm không thể sờ mó được nhưng nó đích thực tồn tại và có sức mạnh không tưởng tượng nổi. Nó là một thế giới năng động bao gồm các yếu tố tư tưởng, cảm giác và lực lượng.

7. Tư tưởng làm chúa tể thế giới nội tâm. Khi nhận ra nó có nghĩa là chúng ta có thể giải quyết được mọi vấn đề khó khăn. Nắm được nó, tức là chúng ta nắm được quy luật để tạo ra sức mạnh, thành tựu và của cải.

8. Thế giới nội tâm có một tiềm năng lớn kinh người, bao hàm một sức mạnh vô biên, một trí tuệ vô hạn và có thể thỏa mãn mọi nhu cầu thực tế. Chúng ta nắm được nó, vận dụng được nó có nghĩa là nó sẽ phản ánh rõ ra thế giới bên ngoài.

9. Thế giới nội tâm hài hòa một khi bức xạ ra thế giới bên ngoài làm cho quan hệ giao tiếp được tốt đẹp, hoàn cảnh sống được thoải mái, xử lý vấn đề có hiệu quả và trạng thái tinh thần rất tốt.

10. Thế giới nội tâm hài hòa cũng giúp chúng ta khống chế được tư tưởng của mình, có thể chủ động đối phó một cách tích cực chứ không tiêu cực trước các trở ngại.

11. Thế giới nội tâm hài hòa cũng giúp cho chúng ta lạc quan hơn, không ngừng tiến bước. Với trạng thái tinh thần tốt đẹp ấy, chúng ta cũng sẽ có một thế giới bên ngoài được thỏa mãn.

12. Thế giới bên ngoài cũng có thể phản ánh qua sự biến động và phát triển của thế giới nội tâm.

13. Khi nhận thức được trí tuệ ẩn chứa trong thế giới nội tâm, chúng ta có thể giải phóng tiềm năng trong thế giới nội tâm, đồng thời sẽ có năng lực làm cho năng lượng đó phản ánh ra thế giới bên ngoài.

14. Khi nhận thức ra và vận dụng trí tuệ ẩn chứa trong thế giới nội tâm, tư tưởng của chúng ta cũng sẽ có được trí tuệ đó.

15. Người nào có khát vọng cần tiến bộ, bất cứ già hay trẻ đều sẽ có hy vọng, nhiệt tình, lòng tự tin, sự kiên cường, dũng khí, tình hữu hảo và tín ngưỡng sinh ra trong thế giới nội tâm.

16. Sinh mệnh không phải là một quá trình đơn giản từ không đến có, rồi lại trở về không. Thực tế nó là một quá trình đa tầng từng bước đi sâu, từng bước thăng hoa. Mọi cái chúng ta thu nhận được từ thế giới bên ngoài đều đã có sẵn trong thế giới nội tâm của chúng ta.

17. Thành tựu và của cải đều dựa trên cơ sở nhận thức. Mọi thu hoạch đều là kết quả không ngừng tích lũy nhận thức. Một khi nhận thức bị gián đoạn hoặc để ý thức bị phân tán, công việc sẽ kém hiệu quả ngay.

18. Sự phát huy tác dụng của thế giới nội tâm có liên quan đến nhân tố hòa hợp. Một khi thế giới nội tâm kém hài hòa sẽ làm cho thế giới bên ngoài bị rối loạn. Do đó, muốn có thành tựu, điều thiết yếu là bạn phải chung sống hòa hợp với quy luật tự nhiên.

19. Nhờ có tư tưởng, chúng ta có thể liên lạc với thế giới bên ngoài. Đại não – hệ thống thần kinh tủy sống là khu trung tâm của thân thể. Nó kết gắn các khí quan và các tổ chức trong thân thể làm cho con người có phản ứng với nhiều loại cảm giác khác nhau như ánh sáng, nhiệt, mùi, vị, âm thanh….

20. Khi con người dựa vào tư tưởng và sự suy nghĩ để tìm hiểu quy luật phát triển của sự vật và bản chất của sự vật, hệ thống đại não – thần kinh tủy sống sẽ truyền đạt các thông tin chính xác đó tới các bộ phận trong thân thể. Từ đó, các loại cảm giác sẽ hòa hợp thống nhất và con người sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc.

21. Nhờ có tư tưởng và ý thức, con người có thể truyền năng lượng như hy vọng, dũng khí, lòng tin, nhiệt tình, sức sống vào thân thể. Tất nhiên, tư tưởng cũng có thể mang lại cho con người một số thông tin tiêu cực như buồn rầu, bệnh hoạn, chán nản, thất vọng, túng thiếu… Đó là do phương thức tư duy sai lầm sinh ra.

22. Con người dựa vào tiềm ý thức để tạo ra sự liên kết với thế giới nội tâm. Thần kinh thái dương là khí quan của tiềm ý thức, hệ thống thần kinh giao cảm chi phối các cảm giác chủ quan như vui vẻ, lo sợ, yêu thích, khát vọng, mơ tưởng (tất cả đều là các hiện tượng của tiềm ý thức). Tiềm ý thức chính là cây cầu nối liền giữa con người với thế giới nội tâm. Đương nhiên, chúng ta có khả năng từng bước khống chế năng lượng của thế giới nội tâm.

23. Sự liên hệ giữa thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài được quyết định bởi sự hiệp đồng của hai hệ thống thần kinh lớn đó và sự vận dụng công năng của chúng. Nhận biết được điều đó sẽ có lợi cho việc phối hợp thống nhất chủ quan và khách quan, làm cho con người được phát triển hài hòa. Đồng thời , nó giúp cho con người không bị lúng túng trước biến động của thế giới bên ngoài và biết rõ thành công trong tương lai là do bản thân chúng ta quyết định.

24. Trên thế giới này, khắp nơi đều có những quy tắc, quy luật phổ biến. Mọi quan niệm về tư tưởng chính xác đều phải phụ thuộc vào chúng.

25. Các quan niệm đúng có thể chỉ đạo thực tiễn. Dựa vào quan niệm đúng đắn này, con người có thể biến tưởng thành hiện thực. Nhận thức của mỗi con người đối với các quan niệm đó có khác nhau nhưng tác dụng của chúng là giống nhau. Nhận thức khác nhau chẳng qua chỉ là phương thức biểu hiện khác nhau.

26. Bản chất của các nhận thức và quan niệm đúng đắn là giống nhau. Do đó, mọi quan niệm suy cho cùng đều chỉ là một. Chúng ta thật sự thể hội và lĩnh hội được quy luật của sự vật, mới có thể tìm ra quan niệm đó.

27. Xét về mặt vĩ mô, ý niệm tập trung trong bộ não của mỗi người không có gì khác nhau, chỉ có sự khác biệt về tiểu tiết của từng cá thể mà thôi.

28. Các quan niệm đúng đắn là một thứ năng lượng tiềm tàng. Nó chỉ có thể hiện ra ở từng các thể. Sự tập hợp của ý thức có thể tạo thành quan niệm đúng đắn, thích dụng. Đó là mối quan hệ giữa tập thể và cá thể.

29. Đặc điểm tư duy và năng lực suy nghĩ của mỗi người có khác nhau, đó là sự phân biệt chủ yếu giữa các cá thể. Nó cũng là một thủ đoạn, một biện pháp bộc lộ ra ngoài của các ý niệm nội tâm. Bản thân ý niệm là một hình thức nhỏ nhoi của năng lượng tĩnh. Ý tưởng cụ thể do năng lượng đó sinh ra. Ý tưởng là giai đoạn động (khác với tĩnh) của ý thức. Ý thức là giai đoạn tĩnh của ý tưởng.

30. Các thuộc tính nội tại của vạn vật đều bao hàm các quy tắc phổ biến thích dụng. Các quy tắc này chi phối hoàn toàn mọi sự vật. các thuộc tính nội tại của vạn vật cũng bao gồm các thuộc tính của bản thân con người. Khi con người suy nghĩ, thuộc tính trong người họ sẽ quyết định động thái suy nghĩ. Các thuộc tính này thông qua hành vi con người phản ánh vào hoàn cảnh khách quan, phối hợp với thuộc tính của bản thân mỗi người.

31. Kết quả sinh ra từ hành vi bản thân con người, suy cho cùng đều là sản phẩm của suy nghĩ. Vì vậy, muốn cho hành vi có kết quả tốt đẹp, chúng ta phải khống chế được tư tưởng, đó là điều rất cơ bản.

32. Thế giới nội tâm là nguồn gốc của mọi lực lượng, mọi sức mạnh. Bạn có thể khống chế được nó, nhưng bạn phải có nhận thức chính xác và thực hành nhận thức đó.

33. Một khi đã lĩnh hội được một quy tắc, một phép tắc nào đó và biết cách khống chế ý thức của mình, bạn có thể tùy ý vận dụng phép tắc đó vào hành động. Phép tắc này là cơ sở phát triển của vạn vật.

34. Quy tắc phổ biến thích dụng cũng là quy tắc sinh mệnh của mỗi hạt nguyên tử tồn tại một cách khách quan. Thuộc tính nội tại của mỗi hạt nguyên tử đều ăn khớp với quy tắc đó.

35. Không phải ai cũng nhận thức được thế giới nội tâm của mình. Thế giới này rất phong phú và giàu sức sáng tạo.

36. Khi có một quan niệm hoàn toàn mới, nhiều người thường không nhận ra điều đó và cứ nhằm vào thế giới bên ngoài để tìm ra đáp án giải quyết vấn đề. Như vậy thật phí công vô ích hoặc chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách hời hợt bề ngoài mà thôi

37. Thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài là hỗ trợ lẫn nhau, cùng tồn tại bên nhau. Thế giới nội tâm là nguồn, thế giới bên ngoài là dòng chảy. Năng lực của con người thể hiện ra thế giới bên ngoài được quyết định bởi sự nhận biết của con người đối với nguồn năng lượng đó. Mỗi cá thể đều là đầu ra của thứ năng lượng vô hạn này.

38. Nhận thức là một quá trình thể nghiệm của tinh thần. Quá trình này thể hiện tác dụng qua lại của cá thể với quy tắc phổ biến thích dụng. Tác dụng và phản tác dụng của quá trình thể nghiệm cũng là một quy tắc về quan hệ nhân quả. Quy tắc này không đặt trên cơ sở cá thể mà đặt trên cơ sở quan niệm chung của toàn nhân loại.

39. Con người chúng ta có một thế giới thực thể tinh thần phong phú, bao la, giống như biển cả mênh mông. Biển cả này thai nghén sức sống sôi nổi có thể thỏa mãn các nhu cầu tinh thần khác nhau. Thông qua tư tưởng của các cá thể khác nhau, nó được thể hiện và bộc lộ ra ngoài.

40. Việc ứng dụng các quan niệm đúng đắn mới là giá trị thực của nó. Khi bạn có thể lĩnh hội và vận dụng tự do các quan niệm và quy tắc thích dụng, cuộc sống bất kể về mặt vật chất hay tinh thần đều có sự thay đổi, giàu sang sẽ thay thế nghèo hèn, trí tuệ sẽ thay thế ngu muội, hài hòa sẽ thay thế rối loạn, quang minh sẽ thay thế bóng tối.

--------------------------o0o------------------------

HUẤN LUYỆN TÂM LÝ

Nào! Bây giờ chúng ta hãy thực hành những điều đã học. Bạn hãy chọn một nơi thật yên tĩnh và thả lỏng thân thể (nhưng không buông trôi), sau đó dần dần khống chế thân thể. Đồng thời, bạn hãy để tư tưởng và tâm tư tự do trôi nổi thoải mái trong thế giới nội tâm. Mỗi lần tập làm như vậy kéo dài khoản 15-20 phút. Tập liên tục ba bốn ngày hoặc một tuần lễ cho tới khi bạn cảm thấy đã “ngộ” ra và thu hoạch được một cái gì đó và đạt tới trạng thái tốt đẹp!

Ban đầu, có một số người không dễ dàng nhập cuộc nhưng cũng có người vào cuộc nhanh chóng. Bạn chớ nên sốt ruột, chỉ cần mỗi lần tập đều có tiến bộ là được. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khống chế thân thể của mình mới là điều kiện tiền đề không thể thiếu.

Sau khi làm được việc này rồi, bạn hãy thể hội cho tốt nội dung của bài học này.

--------------------------o0o------------------------

TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP

1. Cơ sở của mọi thành tựu và của cải là gì?
- Mọi thành tựu và của cải đều từ sự nhận biết (nhận thức) sinh ra.

2. Cá thể sinh mệnh liên kết với thế giới bên ngoài như thế nào?
- Cá thể sinh mệnh thông qua tư tưởng và ý thức để liên kết với thế giới bên ngoài. Đại não là khí quan của tư tưởng.

3. Cá thể sinh mệnh liên kết với thế giới nội tâm như thế nào?
- Cá thể sinh mệnh thông qua tiềm ý thức để liên kết với thế giới nội tâm. Thần kinh thái dương là khí quan của tiềm ý thức.

4. Thế nào là quy tắc phổ biến thích dụng?
- Đó là quy tắc sinh mệnh của hạt nguyên tử tồn tại một cách khách quan.

5. Cá thể tác động tới thế giới bên ngoài như thế nào?
- Năng lực suy nghĩ của mỗi con người là năng lực mà nó tác động đến thế giới bên ngoài. Sự suy nghĩ này là quá trình thể nghiệm của nhận thức.

6. Làm thế nào để đạt tới một trạng thái hài hòa nhất, tốt đẹp nhất?
- Trạng thái hài hòa, tốt đẹp nhất được thực hiện nhờ vào phương thức tư duy chính xác.

7. Cái gì gây ra sự rối loạn, xung đột và thiếu thốn?
- Phương thức tư duy sai lầm gây ra.

--------------------------o0o------------------------
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 2: TẬP QUÁN VÀ TIỀM Ý THỨC

LESSON TWO


Mọi người đều rõ, không ai lúc nào cũng gặp được mọi điều thuận lợi, các khó khăn mà ta gặp phải chủ yếu do quan niệm rối loạn và do sự thiếu hiểu biết cái “tôi” sinh ra. Muốn thay đổi tình trạng đó, ta cần tìm ra quy luật nội tại của sự rối loạn rồi điều chỉnh bản thân để thích ứng với quy luật tự nhiên. Do đó, sự suy nghĩ sáng suốt và óc quan sát nhạy bén là rất đáng quý. Năng lực đó không phải tự nhiên đến với chúng ta mà phải dựa vào sự nỗ lực từng chút một hàng ngày mới có được.

Cảm giác, sự xét đoán, ý thích, quan niệm đạo đức, tài năng, chí hướng của bạn đều có ảnh hưởng đến cảm giác thỏa mãn của chính bạn đối với cuộc sống thực tế. Chúng là kết quả bạn tích lũy được qua học tập và thực tiễn. Cảnh ngộ từng người khác nhau nên kết quả thu được cũng khác nhau. Để có được cảm giác thỏa mãn, bạn phải nhằm vào các tư tưởng tốt đẹp nhất mà bạn học tập.

Tư tưởng là sức mạnh! Nó hàm chứa một nguồn năng lượng dồi dào. Tư tưởng tích cực sẽ sinh ra năng lượng tích cực. Tư tưởng tập trung sinh ra năng lượng tập trung. Tư tưởng tích cực được tập trung lại sẽ sinh ra một lực lượng siêu phàm rất cần cho những kẻ nghèo khổ dựa vào đó để vươn lên.

Tiền đề để có được và thể hiện được lực lượng đó là nhận thức. Nhận thức được nó càng sâu sắc, khả năng giành được nó càng lớn. Khi đã có được nó, nó sẽ ở lại mãi mãi trong đầu óc, sẽ không ngừng sáng tạo và đổi mới tư tưởng, nhận thức, sẽ được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Bài học số 2 chính là nói về phương pháp nhận biết lực lượng đó.


1. Tư duy vận động được là nhờ vào tiềm thức và hiển ý thức. Đây là mô thức với hai hành vi song song. Giáo sư Davison từng nói: “Cứ nhăm nhe muốn dùng hiển ý thức để giải thích hành vi nội hàm và ngoại diên của thế giới tinh thần, chẳng khác gì muốn dùng một cây nến để soi sáng toàn thể vũ trụ”.

2. Tư duy của con người là một tác phẩm hoàn mỹ. Nó chuẩn bị đầy đủ cho hoạt động nhận thức của chúng ta. Sự vận hành của tiềm ý thức là chuẩn xác có tính logic, không thể xuất hiện tình trạng lẫn lộn. Đáng tiếc rằng, đa số chúng ta không biết quy luật vận hành của tư duy và logic tư duy là cái gì.

3. Tiềm thức trong đầu óc con người giống như một người làm việc ở hậu trường và là một nhà từ thiện sẵn sàng tiếp tế cho nhu cầu của chúng ta, cần cù phục vụ chúng ta. Nó là một vũ đài để hoạt động tinh thần quan trọng nhất của con người, có thể dựa vào đó mà thể hiện hết mình.

4. Chính nhờ có tiềm ý thức mà Shakespeare mới có thể từ một học sinh phổ thông lĩnh hội được những chân lý vĩ đại và thể hiện nó trong tác phẩm của mình. Chính nhờ có tiềm ý thức nên họa sĩ Raphael, nhạc sĩ Beethoven mới trở thành những nghệ sĩ, thiên tài.

5. Phương thức xử lý vấn đề trong công tác và sinh hoạt động của chúng ta phần lớn đều không dựa vào hiển ý thức mà thường là nhờ vào tiềm ý thức. Những kỹ xảo hoàn mỹ như chơi piano, trượt băng, buôn bán đều bắt nguồn từ tiềm ý thức. Bạn có thể vừa đàn hát du dương, vừa chuyện trò hài hước với người khác cũng là do tiềm ý thức chỉ huy.

6. Mỗi người chúng ta đều ỷ lại vào tiềm ý thức. Tư tưởng càng cao cả, vĩ đại, tác dụng của tiềm ý thức càng rõ. Tài năng hội họa, điêu khắc, âm nhạc… của con người đều phải dựa vào tiềm ý thức.

7. Tiềm ý thức lấy từ kho ký ức của con người mọi thông tin cần thiết. Ví dụ, những thông tin về họ tên, địa điểm, thời gian… Hiển ý thức không thể có giá trị như tiềm ý thức. Tiềm ý thức từng giờ từng phút bám sát cuộc sống của chúng ta.

8. Con người không thể tùy ý khống chế cơ năng sinh lý của cơ thể. Ví dụ, bạn không thể bảo tim mình ngừng đập, máu ngừng chảy. Nhưng chúng ta có thể được sự chỉ đạo của tiềm ý thức tùy ý sử dụng các giác quan để cảm nhận thế giới bên ngoài.

9. Hành vi của con người có thể chia làm hai loại. Một loại là nghe theo lệnh của ý nguyện, một loại là tiến hành khoan thai, nhịp nhàng theo quy luật của tiềm ý thức. Chúng ta có khuynh hướng lựa chọn loại hành vi thứ hai.

10. Có hai loại năng lượng chỉ đạo hai loại hành vi đó. Năng lượng biến ngoại bộ là hiển ý thức, còn gọi là ý thức khách quan. Năng lượng khả biến nội tại là tiềm ý thức, còn gọi là ý thức chủ quan. Nó có tác dụng bảo đảm cho thế giới nội tâm của con người có thể vận hành nhịp nhàng. Hiển ý thức tiếp cận gần hơn với tầng hiện thực, tiềm ý thức tiếp cận gần hơn với tầng tinh thần.

11. Ta cần quan sát kỹ quy luật vận hành của hiển ý thức và tiềm ý thức, chú ý đến tác dụng của chúng đối với tinh thần. Hiển ý thức thông qua các cảm quan của con người để gây tác dụng đối với thế giới bên ngoài.

12. Hiển ý thức là nguồn động lực của ý chí và kết quả do ý chí sinh ra. Nó có năng lực nhận rõ, phân biệt, lựa chọn và cả suy lý nữa. Năng lực suy lý như quy nạp, diễn dịch, phân tích, suy luận có thể phát triển ở các tầng bậc sâu hơn nữa.

13. Hiển ý thức có năng lực dẫn đạo hoạt động của tiềm ý thức. Nó đóng vai trò là người giám hộ của tiềm ý thức, có thể nhận hậu quả về sự dẫn đạo này. Vai trò này đôi khi có thể làm thay đổi căn bản tình hình hiện tại của con người. Tất nhiên, hiển ý thức cũng để lại dấu ấn của mình trên các mặt hoạt động khác của tinh thần.

14. Tiềm ý thức nằm ở tầng sâu của ý thức, khi nhận được các thông tin sai lầm, nó có thể trực tiếp phản ánh lên bộ não để tác động tới hành vi của con người. Hiển ý thức đóng vai trò gác cổng, có tác dụng ngăn chặn các thông tin sai lầm cho vào cổng từ trước khi tiềm ý thức tiếp nhận các thông tin đó, do đó con người được nó bảo vệ.

15. Một nhà khoa học đã phân biệt hiển ý thức và tiềm ý thức như sau: “Hiển ý thức là kết quả suy lý của lý trí, tiềm ý thức là phản ứng dục vọng bản năng sinh ra từ sự tích luỹ suy lý của ý chí.

16. Bản thân tiềm ý thức không có năng lực chứng minh suy lý. Với tiền đề hiện có, nó chỉ có thể dựa vào các phán đoán trực tiếp để chỉ hướng cho hành vi. Nếu tiền đề chính xác, có ý nghĩa tích cực, tiềm ý thức sẽ có các phán đoán và sự chỉ hướng chính xác. Nếu tiền đề sai lầm, tiêu cực, kết luận của tiềm ý thức và sự chỉ hướng cho hành vi cũng sai lầm. Để phòng ngừa tình trạng đó, cần có sự hỗ trợ của hiển ý thức.

17. Tiềm ý thức không bao giờ phán đoán thông tin nó nhận được là chính xác hay sai lầm. Trong thực tế, thông tin mà chúng ta nhận được đâu phải chính xác hết, nếu sai lầm, sự phán đoán của tiềm ý thức sẽ sinh ra phản tác dụng lớn đối với nhân sinh.

18. Đóng vai trò người giám hộ kiêm gác cổng, hiển ý thức không phải là vạn năng. Tất nhiên, cũng có khi nó không làm tròn chức trách hoặc phán đoán sai lầm, đặc biệt trong tình hình hết sức phức tạp lại dễ dàng mắc sai lầm. Lúc đó, tiềm ý thức sẽ mở rộng cửa đón nhận mọi thông tin sai lệch, tiêu cực. Do đó, cần bảo vệ tốt cánh cửa của tiềm thức.

19. Vì tiềm thức chỉ dựa vào trực giác để phán đoán, nên quá trình làm việc đó rất ngắn, khác với hiển ý thức cần có thời gian dài hơn.

20. Tiềm ý thức phản ứng nhanh chóng, mỗi khi nhận được thông tin sẽ vận hành ngay theo quy tắc của mình để đưa ra phán đoán. Quy tắc này chính là nguồn động lực của mọi hành vi mà con người tác động vào thế giới bên ngoài.

21. Khi đã hiểu được quy tắc vận hành của tiềm ý thức, con người sẽ phát hiện thấy có thể vận dụng vào mọi nơi trong cuộc sống. Ví dụ, lúc đầu bạn cảm thấy cuộc đàm phán rất khó khăn nhưng sau đó do đã chọn được một câu chuyện thích hợp hoặc do một cơ hội nào đó, cuộc đàm phán đã thành công mỹ mãn. Chỉ cần hiểu được quy luật của tiềm ý thức và khéo lợi dụng nó là ta có thể đối phó với mọi trở ngại, khó khăn.

22. Tiềm ý thức là nguyên tắc làm việc và là nguồn khởi đầu ý tưởng của con người. Mọi phẩm chất của chúng ta như sở thích, khiếu thẩm mỹ đều xuất phát từ tiềm ý thức. Khi nhận phải thông tin tiêu cực, ta cần kiên trì tiến hành “phản ám thị” để bác bỏ nó, buộc tiềm ý thức phải loại bỏ thông tin này và tiếp thu phương thức tư duy hoặc phương thức sinh hoạt mới, lành mạnh, tích cực. Kiên trì làm một việc gì đó sẽ tạo thành một tập quán, một thói quen và cũng tạo thành một mô thức cố định của tiềm ý thức, không cần dựa vào kết quả hiển ý thức phân tích, xét đoán, suy lý thu được. Do đó, ta mới nói tiềm thức là nguồn khởi đầu của tập quán.

23. Nếu đó là tập quán lành mạnh, tích cực, ta sẽ kiên trì giữ lấy. Nếu làm tập quán sai lầm, có hại, ta cần kiên trì tiến hành phản ám thị để loại bỏ nó. Cần nhận thức được năng lượng to lớn tiềm tàng trong tiềm ý thức và tin ràng ta có thể khai thác nó, tận dụng nó, bản thân ta sẽ có thể kết hợp nó với sinh mệnh của mình, tạo ra một sức mạnh to lớn.

24. Ta hãy tổng kết vai trò của tiềm ý thức: Về mặt vật chất mà nói, tiềm ý thức cần thiết cho việc duy trì sinh mệnh, phát huy được tác dụng hết sức quan trọng cho hoạt động bình thường của đại não. Đó là do nó làm cho tim đập, dòng máu có huyết áp theo bản năng.

25. Về mặt tinh thần, tiềm ý thức có công năng lưu trữ thông tin-tức là có trí nhớ. Nó còn có tác dụng phát triển trí tuệ, làm cho tư duy của con người càng linh hoạt, tinh lực càng tập trung, thậm chí có thể sinh ra sức sáng tạo.

26. Về mặt tâm linh mà nói, tiềm ý thức là nguồn gốc của lý tưởng, chí hướng và mộng tưởng. Nó có thể làm nảy sinh sức mạnh nội tâm của con người. Có thể ví tiềm ý thức là cây cầu nối liền tâm linh con người với trí tuệ vô tận trong vũ trụ.

27. Tiềm ý thức làm thế nào để thay đổi được hoàn cảnh và số phận của con người? Nó có thể giúp con người có sức sáng tạo, sức sáng tạo này được phản ánh qua tư tưởng, rồi được đem ra thực hành và làm thay đổi cảnh ngộ của con người. Đó là một trong những quy tắc của tiềm ý thức.

28. Tư duy được chia làm hai loại: Một loại là tư duy đơn giản, trực tiếp, vô ý thức. Một loại là tư duy có tính chỉ đạo, có ý thức, logic, giàu tính xây dựng. Khi ta tận dụng được loại tư duy chỉ đạo này là sẽ kết hợp hoàn hảo được tính khách quan và chủ quan làm một và làm nảy sinh ra sức sáng tạo vô hạn. Ý thức của con người vốn có sức sáng tạo, có thể gây tác động tích cực đối với hoàn cảnh khách quan, kết quả hoạt động của nó sẽ được thể hiện ra thế giới bên ngoài. Đó là “quy tắc lực hấp dẫn” (lực thu hút). Người có tư tưởng, hành vi lành mạnh, tích cực sẽ có lực hấp dẫn người khác.


HUẤN LUYỆN TÂM LÝ

Trong bài học trước, chủ yếu chúng ta đã luyện tập cách khống chế thân thể. Nếu bạn làm được việc đó rồi, bây giờ bạn hãy bắt đầu tập luyện cách khống chế tư tưởng.

Bạn hãy chọn một địa điểm yên tĩnh giống như lần trước và để cho thân thể và tâm hồn ở vào trạng thái hoàn toàn trầm mặc. Sau đó, bạn bắt đầu tập khống chế tư tưởng. Bạn hãy giữ lại trong đầu óc những cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thư thái, xua tan những suy nghĩ lo lắng, tiêu cực. Thường xuyên luyện tập như vậy, bạn sẽ biết cách khống chế tư tưởng, tình cảm của mình và cách giữ được trạng thái tốt đẹp đối với cuộc sống.

Bài học này hết sức quan trọng trong quá trình rèn luyện tinh thần. Nếu bạn không khống chế được tư tưởng sẽ không khống chế được tâm tư, tình cảm và bạn sã bị vày dò bởi muôn vàng chuyện phiền muộn trong cuộc sống, bỏ lỡ mất nhiều cơ hội quý giá. Bạn hãy vứt bỏ những suy nghĩ linh tinh, luôn giữ cho đầu óc được sáng suốt, chăm chú nghĩ đến điều ta muốn có, như vậy cuộc sống sẽ không uổng phí.

Nào! Xin các bạn hãy tập luyện đi!


TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP

1. Hai mô thức của hành vi tinh thần là gì?
Đó là tiềm ý thức và hiển ý thức.

2. Do đâu mà có trạng thái tư tưởng thư thái, ung dung?
Đó là do con người không còn dựa vào hoạt động của hiển ý thức.

3. Tiềm ý thức có giá trị gì?
Tiềm ý thức là trung khu của trí nhớ(ký ức), giá trị hết sức to lớn của nó ở chỗ, nó có thể khống chế toàn bộ quá trình sinh mệnh và khuyên bảo, chỉ dẫn hành vi của con người.

4. Công năng của hiển ý thức là gì?
Hiển ý thức có công năng nhận biết, kiểm tra. Nó có năng lực suy lý và là nguồn khởi đầu của ý chí, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tiềm ý thức.

5. Sự khác biệt giữa tiềm ý thức và hiển ý thức?
Hiển ý thức là ý chí suy lý. Tiềm ý thức là dục vọng bản năng sinh ra từ kết quả tích luỹ của sự suy lý.

6. Cần dùng phương pháp gì để gây ảnh hưởng đến tiềm ý thức?
Không ngừng tự kỷ ám thị trong nội tâm, luôn luôn nhấn mạnh đến kết quả mong muốn.

7. Làm như vậy sẽ có kết quả ra sao?
Khi đã kết hợp thống nhất được khách quan và chủ quan, sẽ sinh ra sức mạnh thực hiện kết quả mong đợi.

8. Kết quả vận hành của quy luật đó ra sao ?
Hoàn cảnh ngoại bộ của con người là phản ánh của điều kiện khách quan. Điều kiện khách quan này nhất trí với thế giới nội tâm của con người.

9. Quy tắc này có tên gọi như thế nào ?
Đó là quy tắc luật hấp dẫn

10. quy tắc này được diễn đạt như thế nào ?
Tinh thần vốn có sức sáng tạo và tự động liên hệ với khách thể, thể hiện năng lượng của nó trong khách thể - nó có tác dụng hấp dẫn, thu hút.
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 3: KHÔNG CẦN NGOẠI VIỆN, BẢN THÂN MÌNH LÀ NGUỒN LỰC MẠNH NHẤT

LESSON THREE

So với Vũ Trụ bao la, con người chỉ là hạt bụi li ti, nhưng lại có sức mạnh làm chúa tể thế giới! Sự thực, con người đang làm thay đổi thế giới, bắt thế giới vận động theo ý chí của mình. Tuy nhiên, thế giới cũng có tác động đối với con người. Kết quả của tác động qua lại giữa con người và thế giới bên ngoài là quan hệ nhân quả. 

Tư tưởng đi trước hành động, nghĩ rồi mới làm. Vì vậy, tư tưởng là nhân, mọi điều gặp phải trong đời là quả. Có nhân mới có quả, thực tế là như vậy, ta không nên oán trách đời làm gì, mọi cái đều do ta quyết định hết. Tư tưởng là kho tàng vô cùng phong phú của con người. Các bạn cần ra sức khai thác nguồn tài nguyên tinh thần. 

Không cần cầu xin ngoại viện, bản thân bạn là một nguồn sức mạnh vô biên. Chỉ cần biết rõ được tiềm năng của mình là bạn có thể đạp băng mọi trở ngại. Vững bước tiến lên phía trước. Lực lượng tinh thần sẽ giúp bạn có ý chí kiên cường để thực hiện khát vọng của mình.

Khi bạn quyết chí làm một việc gì đó, chính là do kết quả tác động của hiển ý thức. Bạn phải biến nó thành ý thức tự phát, hoặc tiềm ý thức. Như vậy, bạn sẽ có ý thức tự ngã. Tập quán, thói quen sẽ dần dần trở thành một điều tự nhiên. Nhiều hành động mới của con người sẽ dần dần trở thành tập quán tự nhiên. Sự chuyển biến từ hiển ý thức thành tiềm ý thức như vậy, trên thực tế là sự chuyển biến từ chỗ quyết chí làm đến cùng, tới chỗ tự giác làm rồi thành thói quen.


1. Các khí quan trong thân thể làm các chức năng khác nhau. Hệ thống đại não – thần kinh tủy sống là khí quan sinh ra hiển thức, còn hệ thống thần kinh giao cảm là khí quan sinh ra tiềm ý thức. Hệ thống đại não – thần kinh tủy sống là kênh truyền tải các ý thức mà cảm quan thu nhận được. Nó làm chức năng khống chế động tác toàn thân. Trung tâm của hệ thống này là ở bộ não, đảm nhiệm công việc của hiển ý thức. Công việc của tiềm ý thức do thần kinh thái dương đảm nhiệm. Nó là một búi thần kinh nằm ở phía sau dạ dày, kênh hành vi của tinh thần và trung tâm của hệ thần kinh giao cảm, có vai trò đối với cơ năng sinh lý của thân thể.

2. Hiển ý thức và tiềm ý thức tuy thuộc hai khí quan khác nhau nhưng chúng có tác động cần thiết để có phản ứng tương ứng trong hệ thần kinh.

3. Sự liên kết giữa hiển ý thức và tiềm ý thức là dựa vào thần kinh Vagus. Loại thần kinh này kéo dài ra từ bộ não, là một bộ phận của hệ thống đại não – thần kinh tủy sống. Sau khi kéo dài tới khoang não, nó sẽ có các phân chi chạy tới tim, phổi, qua hoành cách mô rồi kết hợp với thần kinh giao cảm. Đó là sự liên kết của hai hệ thống thần kinh làm cho con người trở thành một thực thể đơn nhất về vật chất.

4. Đại não của con người giống như một máy hiện hình. Mỗi ý nghĩ đều thông qua đại não và hình thành một hình ảnh trong óc. Ý nghĩ phải nghe theo lệnh suy lý của con người. Khi ý nghĩ được coi là chính xác, nó sẽ được truyền vào tiềm ý thức và trở thành một bộ phận sinh mệnh của chúng ta. Sau đó, nó sẽ truyền ra ngoại giới. Sau khi đi vào ý thức khách quan, ý nghĩ sẽ được miễn dịch đối với suy lý, biện luận. Tiềm ý thức không có năng lực suy lý, chỉ tiếp thu toàn bộ các kết luận của ý nghĩ khách quan.

5. Bút thái dương là một trung tâm phát ra năng lượng như mặt trời tỏa sáng. Nó truyền tải năng lượng do toàn thân không ngừng sinh ra. Năng lượng được thần kinh truyền đến các bộ phận trong thân thể và tỏa ra không khí bao quanh con người. Năng lượng này rất chân thực và vùng thái dương này cũng rất chân thực tựa như thái dương trong vũ trụ vậy.

6. nếu bức xạ của búi thái đủ mạnh, thân thể con người sẽ có sức hút rất mạnh và sẽ tỏa năng lượng tốt cho mọi người xung quanh. Người nào tiếp xúc với năng lượng đó sẽ được an ủi khuyến khích và gạt bỏ được những điều phiền muộn trong đầu.

7. Hệ thống hiển ý thức giống như một máy phát điện mạnh. Khi nó khởi động là bức xạ ra năng lượng sinh mệnh, làm cho năng lượng của các bộ phận trong thân thể đều ở trạng thái bị kích động. Năng lượng này sẽ truyền vào người nào tiếp xúc với nó, làm cho họ có cảm giác vui vẻ, tràn đầy sức sống.

8. Khí búi thái dương bị rối loạn, mất hiệu quả, con người sẽ có tâm tư trầm lắng, kém hứng thú, không còn năng lượng sinh mệnh truyền đến các bộ phận trong thân thể. Đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật và các điều rắc rối cho tinh thần và thể xác. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra thất bại.

9. Những rắc rối về tư tưởng là do đường truyền tải năng lượng của hiển ý thức không được thông thoáng. Những rắc rối về hoàn cảnh là do mối liên hệ giữa tiềm ý thức với tinh thần bị phá hoại, không thông thoáng mới gây ra tình trạng rối loạn.

10. Búi thái dương nằm ở vị trí hết sức quan trọng, giống như một trung khu. Số lượng sinh mệnh là vô hạn, có thể được thai nghén từ trung khu này. Nó là điểm hội tụ của cái chính thể và cái bộ phận. Tại đây, vũ trụ sẽ chuyển hóa thành cá thể, cái vô hình chuyển hóa thành hữu hình, cái hữu hình chuyển hóa thành vô hạn, cái bế tắc chuyển hóa thành cái sáng tạo.

11. Tại trung khu của năng lượng có tiềm ẩn năng lượng của hiển ý thức. Nó có thể hoàn thành mọi việc cần được hoàn thành, bởi nó là điểm hội tụ của toàn bộ sinh mệnh và toàn bộ trí tuệ, là tổng hòa của toàn bộ năng lượng trong cơ thể con người.

12.Hiển ý thức là người kích động, tiềm ý thức là người chấp hành mọi kế hoạch và mệnh lệnh của hiển ý thức. Cả hai là một tổ hợp hết sức chặt chẽ.

13. Chất lượng tư tưởng của hiển ý thức quyết định chất lượng của tư duy. Phẩm chất ý tưởng của hiển ý thức quyết định phẩm chất của tư duy. Đặc tính của hiển ý thức quyết định đặc tính phẩm chất của tư duy. Năng lượng của con người bức xạ ra càng nhiều, càng nhanh chóng chuyển hóa những cảnh ngộ buồn phiền, tiêu cực thành những điều vui vẻ, tích cực. Do đó, chúng ta cần chú ý tăng cường năng lượng trong người, khiến cho ánh sáng trong nội tâm ta có thể chiếu rọi vào mọi thứ. Điều quan trọng nhất trong đó là làm thế nào để nội tâm con người có thể phát ra ánh sáng chói lọi, làm thế nào để sinh ra thứ năng lượng quý giá đó.

14.Những ý nghĩ tiêu cực, phiền muộn giống như đám mây mù có thể che lấp ánh sáng của thần kinh thái dương. Những ý nghĩ tích cực, vui vẻ giống như một làn gió mát làm cho thần kinh thái dương phấn chấn. Kẻ thù chủ yếu nhất của thần kinh thái dương là sự lo sợ, do đó ta phải kiên quyết loại bỏ nó.

15. Sự lo sợ là con ác quỷ tham lam luôn tìm cách mở rộng cương vực của mình. Bạn cảm thấy lo sợ là lập tức sự lo sợ lan tràn trong toàn bộ thân thể, làm cho bạn bị nó khống chế liên tục không chịu buông tha. Chỉ xóa bỏ được sự lo sợ, bạn mới có sức sống và niềm vui.

16. Lo sợ là do bản thân yếu đuối, kém tự tin. Khi nhận rõ bản thân có một sức mạnh vô hạn, bạn sẽ hết lo sợ.

17. Chính vì chúng ta không dám kiên trì theo đuổi quyền lợi của mình, thế giới mới trở thành khắc nghiệt. Thế giới sẽ đối xử rất tàn nhẫn đối với những ai không dám tìm chỗ đứng cho tư tưởng của mình. Chính sự lo sợ đó đã làm cho nhiều nhà tư tưởng bị mất tăm trong bóng tối. Phải dám có khát vọng, bạn mới có thu hoạch. Càng nhiều khát vọng, bạn sẽ thu hoạch được nhiều.

18. Thái dương không cần quang và nhiệt. Bởi bản thân nó đã có và đang phát ra hai thứ đó. Người nào có thái dương bận rộng với việc bức xạ ra ngoài dũng khí, lòng tin và sức mạnh. Họ sẽ gạt bỏ được mọi trở ngại tiến lên không có gì ngăn cản nổi.

19. Khi nhận thấy bản thân mình có thái dương là bạn sẽ không còn sợ bóng tối nữa. Khi nhận thấy mình có năng lực bức xạ sức mạnh, sự lành mạnh và sự hài hòa, bạn sẽ thấy không có gì đáng sợ nữa.

20. Vận động viên phải trải qua tập luyện mới có một thân thể cường tráng. Chúng ta sẽ học bằng cách làm, đem tri thức ứng dụng vào thực tế mới thu được nhận thức sâu sắc.

21. Mỗi con người đều có sứ mệnh khác nhau. Người say mê khoa học hoặc tin vào tôn giáo đều có cách phát huy tiềm ý thức của mình.

22. Tiềm ý thức giống như tấm gương của hiển ý thức, có thể hưởng ứng chuẩn xác ý nguyện của hiển ý thức. Vậy phương pháp đơn giản nhất để phát huy hiệu quả của tiềm ý thức là gì? Đó là nội tâm của con người phải tập trung vào một điểm. Khi bạn thực sự tập trung nội tâm vào một điểm là tiềm ý thức lập tức sẽ phục vụ ý nguyện của bạn.

23. Sáng tạo có nghĩa là phá bỏ khuôn sáo cũ. Năng lượng sáng tạo là vô hạn, hoàn toàn không bị ràng buộc vào bất cứ tiền lệ nào, do đó cũng không có bất kỳ cách thức nào có thể ứng dụng vào nguyên lý của nó.

24. Vũ trụ tinh thần là nguyên lý sáng tạo của toàn thể vũ trụ. Tiềm ý thức là một bộ phận của vũ trụ tinh thần , kết hợp thống nhất với vũ trụ tinh thần. Tiềm ý thức có thể hưởng ứng ý nguyện của hiển ý thức, có nghĩa là năng lượng ánh sáng tạo vô hạn của vũ trụ tinh thần đặt dưới sự khống chế của hiển ý thức từng cá thể con người.

25. Một cốc nước không thể dập tắt được một đám cháy, năng lực vô hạn không cần năng lực hữu hạn dạy nó cách làm như thế nào. Bạn chỉ cần nói ra cái bạn muốn có mà không cần nghĩ đến cách làm thế nào để thực hiện điều đó. Đó không phải là phương pháp duy nhất nhưng lại là phương pháp đơn giản có hiệu quả và trực tiếp nhất. Do đó, nó cũng là phương pháp hiệu quả nhất.

26. Tiềm ý thức là một bộ phận của vũ trụ tinh thần, là một kênh của vũ trụ, vũi trụ vốn hỗn độn được phân hóa. Sự phân hóa này được thực hiện thông qua sự chiếm hữu. Bạn chỉ cần cho thêm cái động lực “nhân” vào cái “quả” mà bạn muốn có là được. Vũ trụ chỉ có thể thực hiện cái “quả” đó thông qua cá thể và cá thể cũng chỉ có thể thực hiện nó thông qua vũ trụ. Đó là sự kết hợp từ hai thành một.

27. Dây cung không chỉ lúc nào cũng căng, khi lỏng khi căng mới đúng là lẽ đời thường. Sức căng thẳng, khẩn trương có thể làm cho hoạt động tinh thần khác thường và thiếu ổn định. Nó gây ra sự ưu tư, lo sợ. Do đó, bạn cần hết sức thả lỏng cơ thể, làm cho hoạt động tinh thần được thuận lợi.


HUẤN LUYỆN TÂM LÝ

Các bạn hãy giữ trạng thái hoàn toàn trầm mặc, cố gắng khống chế tư tưởng của mình, thả lỏng tâm thần, buông lỏng cơ bắp. Thả lỏng tâm thần và thân thể là một cách rèn luyện ý chí tự chủ, có ích lợi lớn làm cho khí huyết lưu thông dễ dàng, giúp giải tỏa mọi áp lực trong thần kinh, gạt bỏ được mọi nhân tố có hại cho thể xác.

Hết sức cố gắng thả lỏng cơ bắp và thần kinh, khi nào bạn cảm thấy hoàn toàn thư thái, thân thể và ngoại giới hài hòa là được. Lúc đó, búi thần kinh thái dương bắt đầu vận hành và bạn sẽ cảm thấy năng lực của mình dần dần được tăng lên.


TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP

1.Hệ thống thần kinh nào là khí quan của hiển ý thức?
- Đó là hệ thống thần kinh đại não tủy sống.

2. Hệ thống thần kinh nào là khí quan của tiềm ý thức?
- Đó là hệ thống thần kinh giao cảm.

3. Đâu là trung khu phân phát năng lượng do thân thể sinh ra?
- Đó là búi thần kinh thái dương.

4. Năng lượng phân phát ra thường bị cái gì cản trở?
- Sự phân phát năng lượng có thể bị ý nghĩ hỗn loạn, ngược chiều, tiêu cực, hẹp hòi cản trở. Cản trở nghiêm trọng nhất là lo sợ.

5. Hậu quả năng lực phân phát bị cản trở ra sao?
- Hậu quả sẽ là toàn thể nhân loại gặp phải hoạn nạn.

6. Năng lượng do thân thể sinh ra bị khống chế và dẫn đạo như thế nào?
- Nó bị tiềm ý thức khống chế và dẫn đạo.

7. Làm thế nào để xóa bỏ được sự lo sợ?
- Cần nhận thức rõ nguồn thực sự của mọi năng lượng.

8. Mọi cảnh ngộ trong cuộc sống của chúng ta do những nhân tố nào quyết định?
- Nhân tố quyết định là thái độ chiếm địa vị chủ yếu trong tinh thần của chúng ta.

9. Búi thần kinh thái dương được khích động như thế nào?
- Hãy tập trung tinh thần, chăm chú suy nghĩ vào điều có thể xuất hiện theo khát vọng của chúng ta.

10. Nguyên lý sáng tạo của Vũ trụ là gì?
- Đó là vũ trụ tinh thần.
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 4: BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH BẤT KỲ AI TUỲ THEO Ý MÌNH

LESSON FOUR

“Nhân quả” mâu thuẫn mà thống nhất, có “nhân” mới có “quả”, không “nhân” sẽ không có “quả”. Thông thường, người ta chỉ chú trọng “quả” mà quên mất “nhân”. Đó là do “nhân” giấu mình, tiềm ẩn nên người ta không chú ý. Còn “quả” bộc lộ rõ, ai cũng có thể thấy được.
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 5: KHÁT VỌNG CHÂN THÀNH – CHỦ TRÌ QUYỀN LỰC – THỰC HIỆN CHIẾM HỮU

LESSON FIVE


Tư tưởng sinh ra từ tác động của tâm trí vào hành vi. Tư tưởng con người vốn có năng lượng sáng tạo hết sức dồi dào. Ngày nay, tư tưởng của thế giới đã có tiến bộ khác xưa. Nhờ có tư tưởng sáng tạo, thời đại ngày nay đã phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, những người có cống hiến xuất sắc về mặt tư tưởng đều được xã hội đền bù xứng đáng về vật chất và tinh thần.
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 6: MƯU CẦU – NHU CẦU – HÀNH ĐỘNG – THU HOẠCH

 LESSON SIX


Bài học này giúp bạn nhận ra một cơ chế kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử. Hoạt động theo cơ chế này, bạn sẽ sáng tạo ra đủ mọi thứ – sức khoẻ, dũng khí, của cải. Bạn mưu cầu cái nhu cầu, tức cái mình muốn có, rồi hành động thực hiện nó, đương nhiên sẽ có thu hoạch. Quá trình liên tiếp đó sẽ chỉ đạo, dẫn dắt đến một ngày mai tốt đẹp hơn. Giống như sự tiến hoá của vũ trụ, sự phát triển của con người cũng tiên tiến từng bước và năng lực cũng không ngừng tiến lên từng bước.

Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 7: HÃY LÀM CHO MỤC TIÊU HIỆN HÌNH (Thị giác hoá mục tiêu)


LESSON SEVEN
Thế giới bao la tập hợp vô số các thực thể hữu hình và sự vật chủ quan. Thực thể hữu hình là tất cả những vật chất có thể nhìn thấy được và nhận biết qua các giác quan. Trái lại, sự vật chủ quan là những phi vật thể vô hình, không thể nhìn thấy, thuộc về lĩnh vực tinh thần nhưng có vai trò hết sức quan trọng.
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 8: TƯ TƯỞNG HÀI HOÀ MANG LẠI KẾT QUẢ TỐT ĐẸP


LESSON EIGHT

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, biến ảo bất thường, thực tế tất cả mọi hoạt động đều theo quy luật chứ không phải ngẫu nhiên chi phối. Nó có tính ổn định tương đối. Trạng thái ổn định ấy là cơ hội cho chúng ta giành lấy. Chúng ta có thể tự do lựa chọn nội dung suy nghĩ, mong ước của mình nhưng kết quả phải tuân theo một quy luật. Thiếu quy luật đó, vũ trụ sẽ là một thế giới hỗn lốn, trống rỗng, thiếu hẳn sự hài hoà.

Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 9: HÃY LÀM THAY ĐỔI BẢN THÂN MÌNH


LESSON NINE

Mọi việc trên đời không thể được như ý của con người. Bạn không thể thay đổi được xã hội cho thích ứng với yêu cầu của mình mà chỉ có thể làm thay đổi bản thân để thích ứng với xã hội. Điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn bất lực, hoàn toàn bị xã hội và hoàn cảnh chi phối.
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 11: MỌI VIỆC ĐỀU CÓ QUY LUẬT


LESSON ELEVEN

Cuộc đời của một con người tưởng chừng rất dài nhưng thực tế chỉ là một chuỗi quan hệ nhân quả nối tiếp nhau. Quả nào cũng tương ứng với một cái nhân nhất định. “Quả” có thể biến thành “nhân” để sinh ra một quả khác và theo thời gian, các “quả” sẽ trở thành các “nhân” liên tiếp.
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 12: TẬP TRUNG NĂNG LƯỢNG, CHUYÊN TÂM SUY NGHĨ


        LESSON TWELVE
Tri thức là vật chất, nếu không có sự can dự của con người, nó chỉ là một mảnh đất hoang phế vô dụng, không có giá trị gì. Khi có tác động của con người, tri thức sẽ ra hoa kết trái. Do đó, con người có tư tưởng là chủ thể, còn tri thức chỉ là công cụ.


Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 13: MỘNG MƠ VÀ DÙNG TINH THẦN VÀO NHỮNG VIỆC CÓ LỢI ÍCH THIẾT THỰC



LESSON THIRTEEN

Nhà hát Sydney lộng lẫy, tráng lệ, nhà thờ Đức bà Paris nguy nga được tạo bởi kiến trúc sư giàu sức sáng tạo. Ngày nay, những vị kiến trúc sư tài ba ấy không còn nữa nhưng tên tuổi của họ đã được ghi vào lịch sử. Mộng mơ cũng là nhà kiến trúc sư vĩ đại!

Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 14: HÃY BẢO VỆ LÃNH ĐỊA TƯ TƯỞNG CỦA BẠN




LESSON FOURTEEN

Qua những bài học trước, các bạn dần dần có thêm nhiều hiểu biết mới, nhận thức được tư tưởng là một hoạt động tinh thần cao cấp, làm cho con người có được sức sáng tạo vô cùng kỳ diệu. Đồng thời, sức sáng tạo đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một bộ phận tư tưởng mà là kết quả chung của toàn bộ tư tưởng. Mặt khác, nó cũng có thể mang lại nhiều nhân tố tiêu cực cho con người.

Sự liên kết giữa hành vi và tinh thần của con người phải trải qua hai giai đoạn hiển ý thức và tiềm ý thức. Mối quan hệ giữa hai loại ý thức này rất giống với mối quan hệ giữa cái nhiệt kế và thời tiết. Khi thời tiết có thay đổi, tiềm ý thức cũng sẽ biến động, phát triển theo chiều hướng đó, tâm lý con người sẽ chịu ảnh hưởng giống nhau cả về cường độ và độ sâu.

Tương tự, khi tâm tư chán nản, thất vọng, buồn phiền, sức sáng tạo của tư tưởng sẽ bị tiêu tan.

Chúng ta có thể tin rằng, bản thân tư duy của con người có thể khống chế một cách tuyệt đối hành vi của họ. Vì vậy, khi có tâm tư bi quan, tiêu cực, bạn cũng dễ có hành vi tiêu cực.

Tư tưởng khác nhau, hậu quả sinh ra cũng khác nhau. Muốn bảo vệ chắc lãnh địa tư tưởng, bạn không nên để tư tưởng mình đắm trong những suy nghĩ tiêu cực làm tiêu hao tinh lực và sức sáng tạo của bản thân, cần luôn luôn có suy nghĩ tích cực, lạc quan, vui vẻ.

------------------------------o0o----------------------------

1. Vạn vật đều có nhân quả. Vũ trụ là vô hạn. Bản thân của Vũ trụ là nguồn gốc của quang, nhiệt và mọi sự vận động, đồng thời cũng là nguyên nhân sinh ra mọi kết quả. Bạn có thể tìm thấy trong Vũ trụ mọi sức mạnh, trí tuệ và tài trí.

2. Chúng ta dần dần làm quen và nắm được quy tắc tư duy, có nghĩa là nhận thức được tính quy luật của tinh thần, làm cho mình đạt được sự hài hòa nhất trí khi nhận thức vạn vật – Vũ trụ.

3. Trí tuệ không phải chỉ tồn tại ở đại não, khi trí tuệ biến thành hành động, bạn sẽ thấy trí tuệ của con người tồn tại ở khắp nơi giống như năng lượng và vật chất vậy.

4. Có thể nhiều người sẽ hỏi, phải làm thế nào để chứng thực nguyên tắc cơ bản đó là chính xác? Tại sao chúng tôi vẫn chưa thể dựa vào quan niệm và tư duy đó để đạt được kết quả mong muốn trong cuộc sống ? Nguyên nhân rất đơn giản, mọi kết quả mong đợi đều có liên quan chặt chẽ với sự lĩnh hội quan niệm đó và trình độ thao tác của bạn.

5. Càng lĩnh hội được sâu sắc các nguyên tắc đó, bạn dễ dàng làm thay đổi được mối quan hệ giữa bản thân với ngoại giới và sẽ có được một trạng thái tâm linh hoàn toàn mới.

6. Tinh thần vốn có tính năng động chủ quan khác thường. Nó có sức sáng tạo phi thường tiềm tàng trong vạn vật.

7. Các nhà khoa học chia vật chất thành vô số phân tử, phân tử lại chia thành nguyên tử, nguyên tử lại chia thành điện tử. Điện tử có mặt khắp trong không gian sinh tồn của con người. Điện tử tồn tại trong vạn vật.

8. Điện tử làm việc theo chỉ lệnh, chỉ lệnh là vũ trụ tinh thần. Điện tử tạo thành nguyên tử, nguyên tử tạo thành phân tử, phân tử tạo thành nhiều loại hợp chất khác nhau, các hợp chất tạo thành vũ trụ.

9. Nguyên tử Hydro là nguyên tử nhỏ nhất mà con người biết được, trọng lượng của nó bằng 1700 lần điện tử. Điện tử mang điện tích âm, có tốc độ ngang với quang, nhiệt, tư tưởng (khoảng 300.000 km /giây). Nhà thiên văn học Đan Mạch Lomo từ năm 1676 nghiên cứu về hiện tượng nguyệt thực trên sao Mộc đã đưa ra nhận xét về tốc độ ánh sáng và sau này được xác nhận đúng là 300.000 km/giây.

10. Điện tử giống như tế bào có thể vận hành thoải mái trong cơ thể, sinh ra rất nhiều công dụng. Tương tự giữa tinh thần và trí tuệ, chúng có thể làm cho các tế bào làm việc một cách độc lập, tự do. Đặc biệt, có một số tế bào chuyên trách chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

11.Các tế bào làm việc hiệp đồng với nhau, có mục tiêu công tác giống nhau. Mỗi tế bào đều có đủ năng lực và trí tuệ để hoàn thành chức trách của mình.

12.Cơ sở để bản thân sinh vật duy trì được sinh mệnh và cơ thể là sự thay đổi mới đổi cũ của tế bào.

13.Nhiều người đã biết đến “Liệu pháp siêu nghiệm” ( cách chữa bệnh đặc biệt ). Thực chất của phương pháp điều trị này là dựa vào sự tự chuyển hóa của tinh thần con người. Mỗi nguyên tử trong thân thể đều có tinh thần mang điện tử âm. Năng lượng sinh ra do sự suy nghĩ của con người để chuyển hóa nó thành điện tích dương. Điều đó giải thích được vấn đề tại sao con người có thể chiến thắng được tinh thần tiêu cực, âm tính.

14.Tinh thần âm tính tồn tại trong mỗi tế bào và được gọi là tinh thần tiềm ý thức.

15.Tư tưởng con người có thể quyết định cuộc sống của họ.

16.Nhiều sự thực chứng tỏ “nhân” và “quả” có tính đối ứng, nhân nào sẽ sinh ra quả đó, tương ứng với nhau.

17.Thế giới khách quan vẫn còn tồn tại nhiều nghi vấn chưa giải đáp được. Cho nên mới có người nói đó là do thượng đế đã an bài.

18.Vũ trụ tinh thần là vô hạn và toàn năng, chứa đựng một năng lượng không bao giờ cạn kiệt. Bản thân con người chính là hiện thân của vũ trụ tinh thần.

19.Tiềm ý thức có tác dụng năng động trong bản thân con người giống như một sức mạnh tinh thần. Còn về trình độ có khác nhau.

20.Lĩnh hội được trí tuệ và tác dụng của nó, có nghĩa là bạn đã được một vị thánh toàn năng che chở. Sự kết hợp giữa tiềm ý thức và sức mạnh Vũ Trụ có thể sáng tạo ra một nguồn năng lực vô hạn. Hiển ý thức có thể dẫn đạo và tác động đến tư tưởng, còn tiềm ý thức có thể chi phối việc điều khiển hành vi của tư tưởng.

21.Con người thường cầu xin thượng đế dùng sức mạnh siêu nhiên giúp cho mình thực hiện được nguyện vọng. Thực tế, thành công của con người là nhờ vào quy luật tự nhiên, đó chính là tác động giữa trí tuệ và tinh thần.

22.Tư duy sai lầm sẽ mang lại thất bại, do đó bạn cần rèn luyện tư duy chính xác.

23.Tư tưởng tiêu cực đã hình thành rất khó có thể xóa bỏ trong một thời gian ngắn. Nó có thể gây ra hậu quả rất xấu. Do đó, bạn cần chăm lo giữ vững trận địa tư tưởng, suy nghĩ tích cực, sáng suốt.

24.Một khi đã hiểu được tác dụng to lớn của tư duy, bạn cần gạt bỏ mọi ý nghĩ tạp nham và mọi sự can dự xấu khác, cần xác định rõ mục đích, mục tiêu đã đề ra.

------------------------------o0o----------------------------

HUẤN LUYỆN TÂM LÝ

Dựa vào sự rèn luyện, chúng ta có thể làm chuyển biến tư tưởng, dần dần tâm thái và cuộc sống sẽ được đổi mới. Cái chúng ta thu hoạch được không phải chỉ là của cải mà còn có cả một trạng thái thư thái trong tâm hồn, do đó cuộc sống và công tác càng thêm thuận lợi.

Nội tâm yên tĩnh, hài hòa sẽ làm cho cuộc sống càng thêm thú vị có ý nghĩa. Thế giới khách quan thể hiện trong cuộc sống chính là phản ánh thế giới nội tâm của con người.

Để có được sự hài hòa trong nội tâm, chúng ta phải gạt bỏ mọi ý nghĩ linh tinh, tiêu cực. Ngoài tập trung suy nghĩ vào sự hài hòa, quyết không để cho trí óc gánh chịu những phiền toái vô ích.

Sự thay đổi thực sự của cuộc sống đòi hỏi chúng ta không ngừng nỗ lực, chịu khó rèn luyện không đơn thuần dựa vào lý luận trên sách vở.

------------------------------o0o----------------------------

TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP

1. Tài trí, sức mạnh và trí tuệ có từ đâu?
- vũ trụ tinh thần.

2. Đâu là nguồn gốc của quang, nhiệt?
- Là năng lượng vũ trụ thể hiện trong vũ trụ tinh thần.

3. Sức sáng tạo của tư tưởng có từ đâu?
- Vũ trụ tinh thần.

4. Theo kết quả nghiên cứu của khoa học, hình thái ban đầu của vũ trụ là gì?
- Là nguyên tử.

5. Sự thay đổi của phương thức tư duy sẽ có kết quả gì?
- Làm thay đổi hoàn cảnh, cảnh ngộ của cả cuộc sống.

6. Tâm thái hài hoà có tác dụng gì?
- Làm cho cuộc sống càng thêm hài hoà, hoàn mỹ.

------------------------------o0o----------------------------
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 15: HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ ĐẦY ĐỦ

LESSON FIFTEEN




Tự nhiên là vị chúa tể đầy uy lực, chi phối mọi sinh mệnh. Thích ứng với quy luật tự nhiên có thể tồn tại và tiến hóa, phát triển. Vi phạm quy luật đó sẽ bị trừng phạt!

Bất kể do bản năng hay lý tính, giành lợi tránh hại là một quy luật tự nhiên của mọi sinh vật. Một sinh mệnh ở cấp thấp nhất cũng biết lợi dụng quy luật này để tồn tại, phát triển.

Chúng ta làm một thí nghiệm : Đặt chậu cây cảnh trong phòng, bên cạnh cửa sổ đống kính. Chỉ một thời gian sau đã có rất nhiều sâu bọ không cánh bám vài thân cây. Khi chậu cây ấy bị héo khô, những sinh linh bé nhỏ đó lập tức mọc thêm cánh để thích ứng với hoàn cảnh đã thay đổi. Chúng có thể bay đi nơi khác, tìm đất sống mới, tự cứu mình.

Mọi cảnh ngộ mà chúng ta từng trải qua đều có tác dụng rèn luyện bản thân. Bạn bỏ ra bao công sức sẽ được bấy nhiêu sức mạnh theo đúng quy luật tự nhiên. Chúng ta tự giác tuân theo quy luật sẽ được hạnh phúc và giàu có.


1. các quy luật tự nhiên như lưới trời vây bọc, chi phối toàn thể nhân loại.

2. con người cần thích ứng và hài hòa nhất trí với quy luật tự nhiên và sẽ được nó ban ơn.

3. Mỗi cá thể là một thực thể tư tưởng hoàn mỹ, nó đòi hỏi chúng ta phải cho trước nhận sau.

4. Sự sinh trưởng là một quá trình thay cũ đổi mới, cũng là một hành vi cùng có lợi, giống như các rễ cây cùng chia sẻ cho nhau chất dinh dưỡng và nước.

5. Nếu chỉ chăm chú nhìn vào cái đã có, bạn sẽ không thấy được cái mình còn thiếu.

6. Khả năng thu được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của chúng ta tùy thuộc vào tầm nhìn xa rộng của chúng ta.

7. Mọi cảnh ngộ bạn gặp phải đều do quy luật tự nhiên đã an bài, đều có ích cho bạn, bất kể đó là cảnh ngộ thuận lợi hoặc khó khăn.

8. Công sức bỏ ra và thu hoạch bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, có làm mới có thu hoạch.

9. Nhu cầu sinh trưởng của sinh mệnh đòi hỏi chúng ta phải dốc hết sức lực, đó cũng là quy luật tự nhiên.

10.Yêu là máu và thịt sản phẩm của tình cảm. Chỉ có tư tưởng sinh ra từ tình yêu mới tràn đầy sức sống.

11.Tư tưởng được thể hiện bằng ngôn từ, ngôn từ có mang theo tư tưởng, có quan hệ với nhau như thuyền với nước, nước đẩy thuyền đi nhưng cũng có thể lật chìm thuyền. Do đó, dùng ngôn từ phải cẩn trọng trong khi diễn đạt tư tưởng.

12.Ngôn từ có thể làm vui tai, bao gồm mọi tri thức. Bạn có thể tìm thấy trong ngôn từ (có ngôn từ bằng chữ) quá khứ đã qua, hy vọng sắp tới.

13.Mọi hành vi đều do tư tưởng dẫn đạo. Bạn muốn được sống sung sướng, trước hết tư tưởng bạn phải nghĩ đến cuộc sống sung sướng.

14.Ngôn từ là một hình thức diễn đạt của tư tưởng. Ngôn từ có thể trở thành một cung điện tinh thần bất hủ.

15.Tư tưởng là vô hình, cần nhớ vào ngôn ngữ mới diễn đạt được. Bạn nên sử dụng thận trọng ngôn từ và có trí tuệ.

16.Ngôn từ làm động lòng người đều dựa trên cơ sở tư tưởng đẹp. Ngôn từ cũng là tư tưởng, cũng vô hình và cũng có sức mạnh phi thường.

17.Ánh sáng đi theo đường thẳng, bóng tố khuất nẻo, không cần đạo lý dẫn đường. Lời nói thật thường theo đúng nguyên tắc, lời nói giả dối tha hồ xiên xẹo.

18.Nếu biết rõ được chân lý, bạn không thể bị lừa dối và chân lý và sự giả dối đối lập nhau.

19.Mọi tư tưởng có lý đều có sinh mệnh, sinh trưởng và cuối cùng gạt bỏ được mọi suy nghĩ tiêu cực. Tư tưởng sai trái không thể có được khả năng đó.

20.Người nào có đầy đủ trí tuệ, tức là trong tay có thứ vũ khí lợi hại do sức sáng tạo của tư tưởng ban cho.

21.Giới tự nhiên phải cân bằng, tuân theo đúng định luật bảo tồn năng lượng. Năng lượng mất đi ở chỗ này sẽ xuất hiện ở chỗ khác. Do đó, cho muốn được thì phải cho, nếu chỉ muốn được mà không chịu mất là vi phạm quy luật cân bằng của giới tự nhiên.

22.Tiềm ý thức không có năng lực suy lý, nó làm việc theo sự sai khiến của con người. Bạn có kế hoạch làm gì, tiềm ý thức sẽ thực hiện theo đúng như vậy.

23.Sức quan sát là một năng lực của tâm linh. Nó là một kính thiên văn giúp con người nhìn xa, cân nhắc vấn đề theo gốc độ lâu dài, nhận thức được khó khăn, nắm bắt được cơ hội.

24.Sức quan sát giúp con người có chuẩn bị trước để đối phó với khó khăn, biết cân nhắc lợi hại, đặt ra kế hoạch thích hợp. Trước khi khó khăn thực sự xuất hiện cản trở, chúng ta đã vượt qua nó rồi.

25.Sức quan sát chỉ hướng chính xác cho tư tưởng và sự chú ý của mọi người, tránh cho họ đi đường vòng, lầm đường. Chúng ta cần rèn luyện sức quan sát để cuộc sống không bị nhiễm những vi khuẩn có hại trong tư tưởng.

HUẤN LUYỆN TÂM LINH

Trí tuệ và sức quan sát có liên quan mật thiết với nhau. Có trí tuệ đầy đủ dễ có sức quan sát nhạy bén. Sức quan sát là sản phẩm của thế giới nội tâm. Bạn có thể giữ cho tinh thần ở trạng thái yên tĩnh, dùng phương thức tập trung ý niệm để khai thác sức quan sát.

Bài luyện tập tuần này là rèn luyện sức quan sát – phát hiện. Bạn cần ngồi ở vị trí cũ, để đầu óc suy nghĩ các vấn đề : Nhận thức được sức sáng tạo của tư tưởng chưa, có nghĩa là bạn đã nắm được nghệ thuật tư duy. Hãy để cho tư tưởng dừng lại ở khởi điểm: Bản thân tri thức không vận dụng được cái bản thân. Hành động của con người không phụ thuộc vào tri thức, không do tri thức quyết định mà do tập quán và tiền lệ quyết định. 

Phương pháp duy nhất mà chúng ta có thể dùng để vận dụng tri thức – hạ quyết tâm, nổ lực một cách có ý thức. Bạn nhớ lại sự việc : Tri thức không dùng đến sẽ xa rời đại não, giá trị của thông tin ở chỗ ứng dụng nguyên lý.

Bạn cứ suy nghĩ theo chiều hướng đó cho tới khi sức quan sát – phát hiện có thể giúp bạn định ra một phương án rõ ràng và vận dụng được nguyên lý đó. Mọi thành tựu vĩ đại đều có dấu ấn của sức quan sát – phát hiện. Dựa vào đó, bạn có thể chiếm lĩnh được đỉnh cao của tinh thần.

TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP

1. Điều gì đã quyết định việc bạn có thể đạt được sự hài hoà? 
- Năng lực thu được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của con người.

2. Khó khăn, trở ngại nói lên điều gì? 
- Chúng cần cho sự trưởng thành của trí tuệ và tinh thần của chúng ta.

3. Làm thế nào tránh được khó khăn? 
- Có ý thức tìm hiểu và nắm được, vận dụng được quy luật tự nhiên.

4. Tư tưởng về hình thức tuân theo quy tắc gì? 
- Quy tắc lực hấp dẫn.

5. Sự sinh trưởng, phát triển và chín muồi của tư tưởng cần đến nguyên liệu gì?
- Quy tắc về yêu là nguyên lý sáng tạo của vũ trụ. Mang lại sức sống cho tư tưởng. Quy tắc lực hấp dẫn dựa vào quy luật sinh trưởng để cung cấp nguyên liệu cần thiết cho sinh trưởng của tư tưởng.

6. Làm thế nào để đạt được trạng thái thoả mãn? 
- Ý thức làm cho con người được thoả mãn

7. Trạng thái không lý tưởng đã sinh ra như thế nào? 
- Những quan niệm sai lầm, tiêu cực sẽ nhập vào tiềm ý thức và gây ra trạng thái kém lý tưởng.

8. Làm thế nào chiến thắng được tâm tư tiêu cực (lo sợ, chán nản, nghèo túng…)? 
- Dùng quy luật tự nhiên để khắc phục.

9. Làm thế nào nhận biết được quy luật? 
- Ý thức nhận rõ sự thực : Chân lý nhất định chiến thắng cái hoang đường. Ta không cần phí sức xua tan bóng tối mà chỉ dùng đèn sáng dẫn đường là được.


10. Giá trị của sự lĩnh hội (nhận biết) là gì? 
- Giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của tri thức chính là sự vận dụng. Nhiều người cho rằng, tri thức có thể vận dụng cái bản thân, đó là một quan niệm sai lầm lớn.

------------------------------o0o----------------------------
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg

Bài học số 16: DẤU ẤN TÂM LINH VÀ BỨC TRANH TINH THẦN


LESSON SIXTEEN


Tính chu kỳ là một thuộc tính của sinh mệnh. Mọi vật chất có sinh mệnh đều có một chu kỳ phát sinh, trưởng thành, phát triển và suy vong. Chu kỳ đó dứt khoát phải trải qua, chỉ khác nhau ở chỗ dài ngắn mà thôi. Ở đây, chúng tôi chủ yếu bàn luận về sự trưởng thành, bởi nó là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong chu kỳ. “Trưởng thành” có nghĩa là tăng cường và nâng cao.

Thời kỳ ấu thơ của con người dài 7 năm; tiếp đến 7 năm của nhi đồng – bước đầu có ý thức về trách nhiệm; thời kỳ thanh xuân kéo dài 7 năm; 7 năm thứ tư là thời kỳ sinh mệnh hoàn toàn trưởng thành; 7 năm tiếp theo là thời kỳ xây dựng, lúc này con người bắt đầu có của cải, thành tựu, nhà cửa và gia đình; 7 năm nữa từ 35 đến 42 tuổi là thời kỳ phản ứng và hành động; 7 năm kế tiếp là thời kỳ sắp xếp lại, điều chỉnh và khôi phục. Từ 50 tuổi trở lên là mở đầu một vòng tuần hoàn 7 thời kỳ mới.

Vòng tuần hoàn đó là chu kỳ của sinh mệnh. Ai cũng hiểu rõ nó sẽ không cảm thấy chán nản khi gặp phải chuyện trục trặc trong đời. Bạn có thể coi mỗi khó khăn tạm thời là một dịp may để mình vươn lên, biến cái bất lợi thành có lợi, chuyển hoá cái yếu thành cái mạnh.


-------------------------------------o0o------------------------------------

1. Có nhiều cách giải thích khác nhau về của cải nhưng cơ bản là thống nhất. Của cải là một loại vật phẩm có giá trị trao đổi, có ích và làm cho con người vui sướng. Nó có thuộc tính chi phối, bởi nó có giá trị trao đổi.

2. Của cải có giá trị trao đổi bởi nó là một vật môi giới, giúp con người nhận được cái thực sự có giá trị trong quá trình thực hiện lý tưởng của mình. Giá trị thực sự của nó thể hiện ở giá trị trao đổi, của cải cũng vô tác dụng.

3. Câu nói “cần cù làm ra của cải”, cần cù là nhân, còn của cải là quả.

4. Của cải là thủ đoạn, phương tiện chứ không phải mục đích. Chúng ta không được coi của cải là điểm đích, chỉ nên coi nó là một chặng đường dẫn tới đích. Của cải không thể là ông chủ mà là một kẻ nô bộc.

5. Của cải không phải là tiêu chuẩn đánh giá thành công hay thất bại. Lý tưởng cao hơn, có giá trị cao hơn của cải.

6. Muốn thành đạt, trước hết phải có lý tưởng.

7. Người thành đạt chính là người giác ngộ tinh thần cao nhất. Mọi của cải đều bắt nguồn từ năng lượng tinh thần siêu việt.

8. Bố Harriman chỉ là một công chức bình thường với đồng lương 200 USD/ năm. Khi gia đình tỷ phú Canergie mới đến Mỹ, mẹ ông Pgair làm lao công nuôi cả nhà. Khi mới lập nghiệp, huân tước Thomas Lipton chỉ có 25 xu. Họ đâu có nhờ vào của cải để thành đạt.

9. Tỷ phú dầu lửa Henry M. Furacle đã thành đạt nhờ vào lý tưởng hoá, thị giác hóa, cụ thể hóa sức mạnh tinh thần. Ông vẽ ra một bức tranh tinh thần, cứ mỗi lần lim dim mắt là thấy lý tưởng hiện hình rõ trong đầu óc. Đó là bí quyết thành đạt của ông.

10. Tư tưởng đi trước chỉ đạo hành động. Hành động không thông qua bộ não là manh động, không thể thành công.

11. Sức sáng tạo hoàn toàn bắt nguồn từ năng lượng tâm linh. Các nhà doanh nghiệp thành công lớn đều là những nhà theo chủ nghĩa lý tưởng. Vận dụng năng lượng tinh thần để lý tưởng hóa, thị giác hóa sẽ gặt hái được thành công.

12. Tư tưởng có khả năng tạo hình, nó giúp con người tạo ra một bức tranh lý tưởng trong nội tâm.

13. Của cải chỉ là một vị khách qua đường, không giữ được bền lâu. Hôm nay anh ta giàu có nhưng ngày mai có thể anh ta đã trở thành kẻ ăn mày.

14. Quy tắc lực hấp dẫn cho thấy, mọi cảnh ngộ thể hiện trong thế giới bên ngoài của con người đều là một đối ứng trong thế giới nội tâm. Mọi cái lọt vào tâm linh chúng ta qua giác quan hoặc qua ý thức khách quan đều để lại dấu ấn trong tâm linh, tạo thành một bức tranh tinh thần. Bức tranh tinh thần đó chính là mô thức sinh ra năng lượng của sức sáng tạo.

15. Chúng ta có thể chủ động sáng tạo ra bức tranh tinh thần dựa vào tư duy trong nội tâm. Nhờ đó, bản thân chúng ta có thể làm chủ số phận.

16. Nếu bạn có ý thức thực hiện một điều gì, điều đó sẽ xuất hiện. Do đó, bạn có thể nắm chắc số phận, thực hiện được khát vọng của mình.

17. Tư tưởng chính là động lực của sinh mệnh, nắm chắc được tư tưởng là nắm chắc được số phận.

18. Kết quả của ý tưởng tùy thuộc vào ba yếu tố hình thái, tính chất và sinh mệnh. Tác dụng chung của chúng quyết định kết quả của tư tưởng.

19. Tư tưởng có tính xây dựng, hài hòa là “thiện”, trái lại là “ác”.

20. Thiện và ác không phải là một thực thể mà chỉ là một ngôn từ dùng để diễn đạt kết quả hành động của con người.

21. Tư tưởng có tính phá hoại, thiếu tính xây dựng là một con dao hai lưỡi hại người và hại cả mình.

22. Thành công phải dựa vào sự nỗ lực phấn đấu, thất bại do bản thân mình gây ra, không được đổ lỗi cho thần linh.

23. Thị giác hóa có thể giúp con người khống chế được số phận, tính cách, năng lực và thành tựu của mình. Điều này đã được khoa học chứng thực.

24. Tư tưởng và tâm linh vừa đối lập vừa thống nhất. Tư tưởng quyết định trạng thái tâm linh. Ngược lại, trạng thái tâm linh quyết định năng lực và năng lượng tâm trí con người.

25. Thị giác hóa là một hình thức tưởng tượng, có thể gây ra dấu ấn trong tâm linh, dấu ấn đó tạo ra quan niệm và lý tưởng, quan niệm và lý tưởng lại tạo ra kế hoạch.

26. Năng lực con người được nâng cao, thành tựu và thu hoạch sẽ nhiều thêm và sẽ càng khống chế được hoàn cảnh.

27. Con mắt mỗi người thường chỉ thích nhìn thấy một vật nào có hình thái cụ thể nên chỉ có thể nhìn thấy cái tồn tại trong thế giới khách quan mà không thấy được cái được thị giác hóa bằng hình ảnh trong nội tâm. Hình ảnh thị giác hóa đó rất quan trọng bởi nó sẽ xuất hiện trong thế giới khách quan.

28. Quy luật tự nhiên vốn rất hoàn mỹ, hài hòa. Kết quả phấn đấu nỗ lực theo hướng lành mạnh và kết quả của hành động tiêu cực, tự ti ích kỷ là trái ngược nhau.

29. Nhân loại chỉ có một loại khí quan, đó là khí quan cảm thụ. Mọi khí quan khác đều có biến thể của khí quan cảm thụ. Cảm thụ là nguồn gốc của mọi năng lượng, tình cảm dễ chiến thắng lý trí. Tư tưởng, tình cảm là một chỉnh thể không thể chia cắt.

30. Thị giác hóa là một phương pháp kỳ diệu, hiệu quả nhưng cần được lý trí dẫn dắt. Chúng ta không thể tưởng tượng lung tung. Sức tưởng tượng là một ông chủ tồi nhưng là kẻ nô bọc giỏi.

31. Mọi ý niệm đều phải được phân tích tỉ mỉ, cần vứt bỏ mọi cái phản khoa học. Như vậy, bạn sẽ không uổng phí sức lực vào những việc vô vị.

32.Chúng ta cần tạo ra một bức tranh tinh thần khoa học, từ đó mới có thể tạo ra một tương lai huy hoàng.

-------------------------------------o0o------------------------------------

HUẤN LUYỆN TÂM LINH

Bài tập tuần này nhằm giúp chúng ta nhận thức được vấn đề: Sự hài hòa và hạnh phúc là một trạng thái tinh thần, không tùy thuộc vào của cải. Mọi kết quả đều tùy thuộc vào tâm thái tốt đẹp, lành mạnh. Người có nội tâm phong phú tốt hơn, hạnh phúc hơn người có nhiều của cải mà nội tâm nghèo nàn.

Muốn giàu có nhiều của cải, trước hết bạn cần có một tâm thái tốt đẹp, lành mạnh. Muốn có được tâm thái đó, bạn nên nhận biết được bản chất tinh thần và thấy được mình với vũ trụ là một. Đó là phương thức tư duy đúng đắn. Khi đạt được trạng thái tinh thần đó, bạn sẽ dễ thực hiện được mọi ước mơ. Đồng thời, bạn sẽ thấy chân lý đã mang lại tự do cho con người, giúp họ khắc phục được mọi sự thiếu thốn và hạn chế.

-------------------------------------o0o------------------------------------

TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP

1. Đâu là cơ sở để có được của cải? 
- Đó là sự hiểu biết được bản chất sức sáng tạo của tư tưởng.

2. Giá trị thực sự của của cải là gì? 
- Là giá trị trao đổi.

3. Thành công do cái gì quyết định? 
- Do sức mạnh tinh thần.

4. Sức mạnh tinh thần do cái gì quyết định? 
- Do việc vận dụng quyết định. Vận dụng quyết định sự tồn tại của sức mạnh tinh thần.

5. Làm thế nào để nắm chắc được số phận? 
- Chúng ta cần có ý thức thực hiện điều mình mong muốn.

6. Cái gì quan trọng nhất trong sinh mệnh? 
- Tư tưởng.

7. Mọi điều tồi tệ sinh ra từ đâu? 
- Từ tư tưởng tiêu cực, có tính phá hoại.

8. Đâu là nguồn gốc của Chân – Thiện – Mỹ? 
- Là tư tưởng chính xác, khoa học.

-------------------------------------o0o------------------------------------
Chia sẻ với bạn bè:    Facebook Twitter Google+ Stumble Digg