LESSON SIXTEEN
Tính chu kỳ là một thuộc tính của sinh mệnh. Mọi vật chất có sinh mệnh đều có một chu kỳ phát sinh, trưởng thành, phát triển và suy vong. Chu kỳ đó dứt khoát phải trải qua, chỉ khác nhau ở chỗ dài ngắn mà thôi. Ở đây, chúng tôi chủ yếu bàn luận về sự trưởng thành, bởi nó là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong chu kỳ. “Trưởng thành” có nghĩa là tăng cường và nâng cao.
Thời kỳ ấu thơ của con người dài 7 năm; tiếp đến 7 năm của nhi đồng – bước đầu có ý thức về trách nhiệm; thời kỳ thanh xuân kéo dài 7 năm; 7 năm thứ tư là thời kỳ sinh mệnh hoàn toàn trưởng thành; 7 năm tiếp theo là thời kỳ xây dựng, lúc này con người bắt đầu có của cải, thành tựu, nhà cửa và gia đình; 7 năm nữa từ 35 đến 42 tuổi là thời kỳ phản ứng và hành động; 7 năm kế tiếp là thời kỳ sắp xếp lại, điều chỉnh và khôi phục. Từ 50 tuổi trở lên là mở đầu một vòng tuần hoàn 7 thời kỳ mới.
Vòng tuần hoàn đó là chu kỳ của sinh mệnh. Ai cũng hiểu rõ nó sẽ không cảm thấy chán nản khi gặp phải chuyện trục trặc trong đời. Bạn có thể coi mỗi khó khăn tạm thời là một dịp may để mình vươn lên, biến cái bất lợi thành có lợi, chuyển hoá cái yếu thành cái mạnh.
-------------------------------------o0o------------------------------------
1. Có nhiều cách giải thích khác nhau về của cải nhưng cơ bản là thống nhất. Của cải là một loại vật phẩm có giá trị trao đổi, có ích và làm cho con người vui sướng. Nó có thuộc tính chi phối, bởi nó có giá trị trao đổi.
2. Của cải có giá trị trao đổi bởi nó là một vật môi giới, giúp con người nhận được cái thực sự có giá trị trong quá trình thực hiện lý tưởng của mình. Giá trị thực sự của nó thể hiện ở giá trị trao đổi, của cải cũng vô tác dụng.
3. Câu nói “cần cù làm ra của cải”, cần cù là nhân, còn của cải là quả.
4. Của cải là thủ đoạn, phương tiện chứ không phải mục đích. Chúng ta không được coi của cải là điểm đích, chỉ nên coi nó là một chặng đường dẫn tới đích. Của cải không thể là ông chủ mà là một kẻ nô bộc.
5. Của cải không phải là tiêu chuẩn đánh giá thành công hay thất bại. Lý tưởng cao hơn, có giá trị cao hơn của cải.
6. Muốn thành đạt, trước hết phải có lý tưởng.
7. Người thành đạt chính là người giác ngộ tinh thần cao nhất. Mọi của cải đều bắt nguồn từ năng lượng tinh thần siêu việt.
8. Bố Harriman chỉ là một công chức bình thường với đồng lương 200 USD/ năm. Khi gia đình tỷ phú Canergie mới đến Mỹ, mẹ ông Pgair làm lao công nuôi cả nhà. Khi mới lập nghiệp, huân tước Thomas Lipton chỉ có 25 xu. Họ đâu có nhờ vào của cải để thành đạt.
9. Tỷ phú dầu lửa Henry M. Furacle đã thành đạt nhờ vào lý tưởng hoá, thị giác hóa, cụ thể hóa sức mạnh tinh thần. Ông vẽ ra một bức tranh tinh thần, cứ mỗi lần lim dim mắt là thấy lý tưởng hiện hình rõ trong đầu óc. Đó là bí quyết thành đạt của ông.
10. Tư tưởng đi trước chỉ đạo hành động. Hành động không thông qua bộ não là manh động, không thể thành công.
11. Sức sáng tạo hoàn toàn bắt nguồn từ năng lượng tâm linh. Các nhà doanh nghiệp thành công lớn đều là những nhà theo chủ nghĩa lý tưởng. Vận dụng năng lượng tinh thần để lý tưởng hóa, thị giác hóa sẽ gặt hái được thành công.
12. Tư tưởng có khả năng tạo hình, nó giúp con người tạo ra một bức tranh lý tưởng trong nội tâm.
13. Của cải chỉ là một vị khách qua đường, không giữ được bền lâu. Hôm nay anh ta giàu có nhưng ngày mai có thể anh ta đã trở thành kẻ ăn mày.
14. Quy tắc lực hấp dẫn cho thấy, mọi cảnh ngộ thể hiện trong thế giới bên ngoài của con người đều là một đối ứng trong thế giới nội tâm. Mọi cái lọt vào tâm linh chúng ta qua giác quan hoặc qua ý thức khách quan đều để lại dấu ấn trong tâm linh, tạo thành một bức tranh tinh thần. Bức tranh tinh thần đó chính là mô thức sinh ra năng lượng của sức sáng tạo.
15. Chúng ta có thể chủ động sáng tạo ra bức tranh tinh thần dựa vào tư duy trong nội tâm. Nhờ đó, bản thân chúng ta có thể làm chủ số phận.
16. Nếu bạn có ý thức thực hiện một điều gì, điều đó sẽ xuất hiện. Do đó, bạn có thể nắm chắc số phận, thực hiện được khát vọng của mình.
17. Tư tưởng chính là động lực của sinh mệnh, nắm chắc được tư tưởng là nắm chắc được số phận.
18. Kết quả của ý tưởng tùy thuộc vào ba yếu tố hình thái, tính chất và sinh mệnh. Tác dụng chung của chúng quyết định kết quả của tư tưởng.
19. Tư tưởng có tính xây dựng, hài hòa là “thiện”, trái lại là “ác”.
20. Thiện và ác không phải là một thực thể mà chỉ là một ngôn từ dùng để diễn đạt kết quả hành động của con người.
21. Tư tưởng có tính phá hoại, thiếu tính xây dựng là một con dao hai lưỡi hại người và hại cả mình.
22. Thành công phải dựa vào sự nỗ lực phấn đấu, thất bại do bản thân mình gây ra, không được đổ lỗi cho thần linh.
23. Thị giác hóa có thể giúp con người khống chế được số phận, tính cách, năng lực và thành tựu của mình. Điều này đã được khoa học chứng thực.
24. Tư tưởng và tâm linh vừa đối lập vừa thống nhất. Tư tưởng quyết định trạng thái tâm linh. Ngược lại, trạng thái tâm linh quyết định năng lực và năng lượng tâm trí con người.
25. Thị giác hóa là một hình thức tưởng tượng, có thể gây ra dấu ấn trong tâm linh, dấu ấn đó tạo ra quan niệm và lý tưởng, quan niệm và lý tưởng lại tạo ra kế hoạch.
26. Năng lực con người được nâng cao, thành tựu và thu hoạch sẽ nhiều thêm và sẽ càng khống chế được hoàn cảnh.
27. Con mắt mỗi người thường chỉ thích nhìn thấy một vật nào có hình thái cụ thể nên chỉ có thể nhìn thấy cái tồn tại trong thế giới khách quan mà không thấy được cái được thị giác hóa bằng hình ảnh trong nội tâm. Hình ảnh thị giác hóa đó rất quan trọng bởi nó sẽ xuất hiện trong thế giới khách quan.
28. Quy luật tự nhiên vốn rất hoàn mỹ, hài hòa. Kết quả phấn đấu nỗ lực theo hướng lành mạnh và kết quả của hành động tiêu cực, tự ti ích kỷ là trái ngược nhau.
29. Nhân loại chỉ có một loại khí quan, đó là khí quan cảm thụ. Mọi khí quan khác đều có biến thể của khí quan cảm thụ. Cảm thụ là nguồn gốc của mọi năng lượng, tình cảm dễ chiến thắng lý trí. Tư tưởng, tình cảm là một chỉnh thể không thể chia cắt.
30. Thị giác hóa là một phương pháp kỳ diệu, hiệu quả nhưng cần được lý trí dẫn dắt. Chúng ta không thể tưởng tượng lung tung. Sức tưởng tượng là một ông chủ tồi nhưng là kẻ nô bọc giỏi.
31. Mọi ý niệm đều phải được phân tích tỉ mỉ, cần vứt bỏ mọi cái phản khoa học. Như vậy, bạn sẽ không uổng phí sức lực vào những việc vô vị.
32.Chúng ta cần tạo ra một bức tranh tinh thần khoa học, từ đó mới có thể tạo ra một tương lai huy hoàng.
-------------------------------------o0o------------------------------------
HUẤN LUYỆN TÂM LINH
Bài tập tuần này nhằm giúp chúng ta nhận thức được vấn đề: Sự hài hòa và hạnh phúc là một trạng thái tinh thần, không tùy thuộc vào của cải. Mọi kết quả đều tùy thuộc vào tâm thái tốt đẹp, lành mạnh. Người có nội tâm phong phú tốt hơn, hạnh phúc hơn người có nhiều của cải mà nội tâm nghèo nàn.
Muốn giàu có nhiều của cải, trước hết bạn cần có một tâm thái tốt đẹp, lành mạnh. Muốn có được tâm thái đó, bạn nên nhận biết được bản chất tinh thần và thấy được mình với vũ trụ là một. Đó là phương thức tư duy đúng đắn. Khi đạt được trạng thái tinh thần đó, bạn sẽ dễ thực hiện được mọi ước mơ. Đồng thời, bạn sẽ thấy chân lý đã mang lại tự do cho con người, giúp họ khắc phục được mọi sự thiếu thốn và hạn chế.
-------------------------------------o0o------------------------------------
TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP
1. Đâu là cơ sở để có được của cải?
- Đó là sự hiểu biết được bản chất sức sáng tạo của tư tưởng.
2. Giá trị thực sự của của cải là gì?
2. Giá trị thực sự của của cải là gì?
- Là giá trị trao đổi.
3. Thành công do cái gì quyết định?
3. Thành công do cái gì quyết định?
- Do sức mạnh tinh thần.
4. Sức mạnh tinh thần do cái gì quyết định?
4. Sức mạnh tinh thần do cái gì quyết định?
- Do việc vận dụng quyết định. Vận dụng quyết định sự tồn tại của sức mạnh tinh thần.
5. Làm thế nào để nắm chắc được số phận?
5. Làm thế nào để nắm chắc được số phận?
- Chúng ta cần có ý thức thực hiện điều mình mong muốn.
6. Cái gì quan trọng nhất trong sinh mệnh?
6. Cái gì quan trọng nhất trong sinh mệnh?
- Tư tưởng.
7. Mọi điều tồi tệ sinh ra từ đâu?
7. Mọi điều tồi tệ sinh ra từ đâu?
- Từ tư tưởng tiêu cực, có tính phá hoại.
8. Đâu là nguồn gốc của Chân – Thiện – Mỹ?
8. Đâu là nguồn gốc của Chân – Thiện – Mỹ?
- Là tư tưởng chính xác, khoa học.
-------------------------------------o0o------------------------------------
0 comments:
Post a Comment