LESSON NINETEEN

Khi đứng trước một mối nguy hiểm nào đó, lo sợ là một loại tâm tư tiêu cực. Con người và động vật đều có thể sinh ra hiện tượng này.
Lo sợ là một loại hình thức biểu hiện của tư tưởng, khi con người lo sợ, tuyến thượng thận sẽ tiết ra một chất có thể làm tê dại thần kinh, gây ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu, các cơ bắp cũng bị ảnh hưởng. Do đó, lo sợ có thể gây ảnh hưởng đến toàn sinh mệnh, cả bộ não, thần kinh và cơ thể.
Con người dùng nhiều từ ngữ cũng như hành vi khác nhau để diễn đạt sự lo sợ như hoảng sợ, hoảng hốt, lo lắng, nhát gan, run sợ… Chiến thắng tâm tư lo sợ là một nhiệm vụ gian truân của mỗi người.
Nếu chỉ chăm chú nghĩ đến mình, bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy hoảng sợ, chuyển sự chú ý sang người khác là sẽ hết hoảng sợ - cần nhận thức được sức mạnh của sinh mệnh bản thân mình.
1. Hiện nay, sự tìm tòi, phát hiện chân lý của nhân loại là một quá trình hoạt động logic, hệ thống hoá, không còn là một cuộc thám hiểm mù quáng nữa.
2. Tìm tòi chân lý chính là tìm tòi cái nguyên nhân cùng cực.
3. Nhân sinh không phải là một trận thi đấu bóng đá may rủi mà cũng không phải trò chơi số phận. Mỗi người đều phải làm chủ vận mệnh của mình.
4. Vạn vật trên đời đều tồn tại trong cùng một hệ thống, có nhiều mối liên hệ chằng chịt với nhau. Trong một điều kiện nào đó, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.
5. Trong thế giới vật chất có tồn tại vô vàn mặt đối lập: to nhỏ, hai cực, trong ngoài khác nhau… Loài người dùng ngôn ngữ để diễn đạt những hiện tượng đó cho dễ hiểu, thực ra chúng chỉ khác nhau ở phương thức diễn đạt mà thôi.
6. Hai mặt của một sự vật được con người gọi bằng các từ khác nhau, trên thực tế chúng có liên quan với nhau, không đối lập nhau và chỉ là hai bộ phận của một chỉnh thể.
7. Trong thế giới tinh thần cũng có các tình trạng đó. Ví dụ, bạn dùng hai từ “tri thức” và “dốt nát” khác nhau, nhưng thực ra “dốt nát” cũng là một trạng thái thiếu tri thức mà thôi.
8. Trong thế giới đạo đức cũng vậy, có sự phân biệt giữa “thiện” và “ác” nhưng thực ra ác chỉ là một trạng thái phản diện của thiện, thiếu thiện là ác. Thiện hiện hình ác sẽ biến mất.
9. Trong thế giới tinh thần có phân biệt tinh thần và vật chất, tưởng chừng đối lập nhau như hai thực thể đối lập nhau, thực tế không hẳn như vậy.
10. Loài người sống trong trạng thái biến động thường xuyên, nguồn gốc của sự biến động đó là do sự diễn biến của tinh thần. Vật chất chẳng qua chỉ là một hình thức “mượn dùng” của tinh thần. Tinh thần là nguyên lý duy nhất chi phối thế giới.
11. Năng lượng tinh thần và năng lượng vật chất tự nhiên song song tồn tại. Năng lượng tinh thần là sức mạnh bắt nguồn từ tâm linh con người.
12. Mọi cổ máy lớn nhỏ vận hành được đều nhờ vào việc cung cấp năng lượng (điện năng làm chạy máy móc). Nhà máy tinh thần của con người cũng cần được cung cấp nguyên vật liệu và đó chính là tinh thần và tư tưởng.
13. Tư tưởng chứa đầy năng lượng, không ngừng phát triển. Các phát minh khoa học vĩ đại đều do tư tưởng sinh ra.
14. Qua hiện tượng nhìn thấy bản chất. Chúng ta cần nhận rõ một sự thực: biểu tượng, cái vỏ ngoài của sự vật chưa phải là cái chân thực. Nhìn bề ngoài, trái đất là tĩnh và có thể không phải là hình cầu.
15. Đến một ngày nào đó, tuỳ từng thời đại, tư tưởng và mô thức hành vi của nhân loại cần có sự thay đổi và điều chỉnh.
HUẤN LUYỆN TÂM LÝ
Loài người quen ăn uống hàng ngày để có dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Về mặt hấp thu thức ăn tinh thần, đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn hơn nữa. Trong bài tập tuần này, các bạn cần bỏ ra một chút thời gian để tập luyện tập trung ý niệm. Hoàn toàn tập trung tư tưởng, bạn không được để đầu óc bị phân tán bởi bất kỳ hiện tượng nào tác động từ bên ngoài.
TRỌNG ĐIỂM ÔN TẬP
1. Hai cực, hai mặt có vẻ đối lập là thế nào?
- Đó là những từ ngữ dùng để chỉ hai mặt có vẻ đối lập nhau như trong – ngoài, sáng – tối, tốt – xấu…
2. Những cái đó có phải là thực thể độc lập không?
- Không phải, chúng chỉ là một bộ phận hoặc một mặt khác nhau của cái chỉnh thể.
3. Trong thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới tâm linh có một nguyên lý sáng tạo, đó là nguyên lý gì?
- Đó là Vũ trụ tinh thần – năng lượng vĩnh hằng, vạn vật đều từ đó mà ra.
4. Làm thế nào để có thể liên hệ với nguyên lý sáng tạo đó?
- Dựa vào năng lực tư duy của chúng ta.
5. Nguyên lý sáng tạo đó vận hành như thế nào?
- Tư tưởng là hạt giống, nó kích hoạt hành vi, hành vi mang lại kết quả hiện thực.
6. Bản chất của sự vật là gì?
- Là một thứ tần suất chấn động (rung động)
7. Tần suất chấn động thay đổi như thế nào?
- Hành vi tinh thần làm nó thay đổi.
8. Năng lực sáng tạo sinh ra từ cá thể hay Vũ trụ?
- Từ Vũ trụ nhưng Vũ trụ phải dựa vào cát thể để thể hiện năng lượng năng lượng đó.
------------------------------------o0o-------------------------------------